KINH NGHIỆM

Những điều Nên và Không nên khi tìm Nguồn Cảm Hứng Vẽ

  • 27/12/2022
  • 1977

“Sử dụng nguồn cảm hứng” và “đạo nhái ý tưởng”. Đây dường như luôn là câu chuyện gây tranh cãi muôn thuở. Trong lĩnh vực sáng tạo như thiết kế và vẽ minh họa, việc “vay mượn ý tưởng” này lại càng phổ biến hơn. Cứ hễ một Artist mới tung ra một tác phẩm trên các nền tảng chia sẻ của họ, thì không lâu sau đó, sẽ có những tác phẩm tương tự xuất hiện. Thậm chí, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, hay ngược lại, những Artist non nớt đi đòi lại sự công bằng của mình vốn là không hiếm.

Dẫu biết để thai nghén một tác phẩm hoàn thiện, chúng ta luôn phải tham khảo từ rất nhiều nguồn tài nguyên. Nhưng, làm cách nào để phân biệt giữa “lấy nguồn cảm hứng” và “đạo nhái”? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời.

1. NÊN - Để việc tham khảo ý tưởng chỉ là nguồn cảm hứng

Nguồn cảm hứng đến từ cuộc sống thực

Những chất liệu từ cuộc sống thực luôn là nguồn cảm hứng an toàn nhất. Nếu dự định vẽ một tác phẩm, hãy bắt đầu bằng việc vẽ lại nó từ những bức ảnh chụp. Tốt hơn hết là bạn hãy tự chụp chúng. Như vậy, kể cả phát sinh các vấn đề giống nhau giữa các tác phẩm, thì bạn cũng sẽ không vướng phải rắc rối liên quan đến đạo nhái.

nguon-cam-hung

Sử dụng nhiều cụm từ tìm kiếm thay thế khi xuất bản tác phẩm

Nếu tìm kiếm nguồn cảm hứng từ một tác phẩm khác, hãy sử dụng các cụm từ khóa thay thế khác hoặc sử dụng một ngôn ngữ khác. Bạn sẽ tìm được nhiều ý tưởng hơn. Nếu mọi Artist tìm kiếm tài liệu tham khảo đều sử dụng cùng một thuật ngữ tìm kiếm, họ chắc chắn sẽ tạo ra những hình ảnh giống nhau và tương đồng đến 80%.

Sử dụng mix nhiều tài liệu tham khảo cùng lúc

Nếu bắt buộc phải tìm nguồn cảm hứng từ các tác phẩm xuất sắc của họa sĩ khác. Các tốt nhất là bạn hãy lựa chọn những phần tốt nhất trong những bức ảnh. Thay vì sử dụng toàn bộ tài nguyên trong một tác phẩm duy nhất. Điều này giúp bạn tạo ra một tác phẩm hoàn toàn mới, với style vẽ của riêng bạn. Có sự mượn ý tưởng ở đây nhưng để bố cục chúng lại từ nhiều tác phẩm khác nhau cũng đòi hỏi sự sáng tạo từ bạn là chủ yếu.

Thay đổi bố cục màu sắc

Giả sử bạn đang có hứng thú với một bức tranh vẽ bầu trời quang đãng. Thay vì cứng nhắc vẽ một bức tranh cùng bối cảnh và bố cục màu sắc tương tự. Tại sao bạn không biến tấu bức tranh thành một phiên bản khác. Ví dụ, bạn có thể thay bầu trời bằng một phong cảnh khác. Hoặc thậm chí cũng sử dụng chủ đề bầu trời, nhưng vẽ các sắc thái khác nhau của bầu trời trong một ngày. Chẳng hạn như bầu trời ngày mưa, bầu trời hoàng hôn, bầu trời sao,...

2. KHÔNG NÊN - Đừng bao giờ tạo ra một bản sao chính xác

Vấn đề chép tranh bản quyền rất nhạy cảm. Vậy nên tốt nhất đừng sao y nguyên bản 100% để tránh các rắc rối sau này. Luôn có sự thay đổi trong bức tranh: về màu sắc, chỉnh sửa các yếu tố, bố cục tranh, phong cách vẽ,... tác phẩm riêng của bạn sẽ được hoàn thành.

nguon-cam-hung

Nếu bạn muốn vẽ một nhân vật, một đối tượng có thể di chuyển (con người, động vật,…). Đừng lấy ý tưởng hoặc copy từ các tác phẩm khác. Những đối tượng này thường là chủ thể chính trong một tác phẩm. Do đó nếu bạn tham khảo và vẽ lại từ những tác phẩm này, người xem sẽ rất dễ liên tưởng và tìm ra sự giống nhau. Thay vào đó, hãy xem các video hiển thị đối tượng và vẽ lại bằng các Screenshot. Bạn sẽ có đầy đủ chất liệu về các góc và phối cảnh khác nhau.

Chúc bạn thành công! 

Digiart Academy - Đồng hành, hỗ trợ sửa bài 1-1 cho đến khi kết khóa.