KINH NGHIỆM

Fanart Là Gì? Nghệ Thuật Chép Tranh Sáng Tạo Gây Tranh Cãi

  • 21/12/2022
  • 8693

Theo bạn thì “Fanart là gì?”

Hầu hết chúng ta rất quen thuộc với thuật ngữ này. Nhưng để có thể lý giải chính xác, thì chắc chắn mỗi người sẽ có một cách hiểu khác nhau. Phần lớn chúng ta định nghĩa Fanart chính là những tác phẩm nghệ thuật từ người hâm mộ. Chúng lấy cảm hứng từ các nhân vật trong các tác phẩm nổi bật khác. Một số fanart thậm chí còn được vinh danh, và còn là công cụ để kiếm tiền. Trong khi một số khác lại nhận được những ý kiến trái chiều và chỉ trích.

Vậy để tìm lời giải đáp cho câu hỏi Fanart là gì, mời bạn cùng Digiart Academy tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Fanart là gì? Phân biệt Fanart với một số khái niệm

Fanart là gì?

Fanart là dựa theo một nhân vật mẫu có sẵn, do 1 tác giả khác tạo ra. Sau khi được sự cho phép của tác giả và được tác giả cho mượn hình mẫu nhân vật. Các Fanart Artist mới có quyền tạo ra các biến thể hoặc vẽ theo sở thích của mình dựa trên cảm hứng từ nhân vật đó.

fanart-la-gi

Chép tranh là gì? Fanart và chép tranh có khác nhau không?

Chép tranh (hoặc chép 1 bức hình Digital có sẵn) còn được định nghĩa giống như việc bạn vẽ theo mẫu.

Vậy điều này có vi phạm bản quyền không? Xin thưa là không.

Chép tranh nếu chỉ dừng lại ở mức sao chép để học tập, thỏa mãn bản thân, không liên quan đến lợi ích kinh tế, trục lợi thì nó không bị liệt vào vị phạm sở hữu trí tuệ. Về bản chất, chép tranh được xem là hành động hợp pháp. Có thể nói Fanart và chép tranh là định nghĩa đều liên quan chặt chẽ đến vấn đề bản quyền. Sản phẩm chép tranh chỉ vi phạm quyền tác giả khi:

  • Artist chép tranh chép quá giống bản gốc, sau đó mạo nhận đó là tác phẩm trí tuệ của bản thân. Như vậy, họ đang vi phạm quyền tác giả.
  • Hoặc khi các Artist bán tranh sử dụng bức tranh sao chép cho mục đích kinh doanh thương mại, gây ảnh hưởng lợi nhuận và uy tín của tác giả.

fanart-la-gi

2. Điểm gây tranh cãi: Fan Art có hợp pháp không?

Vì sao Fanart gây tranh cãi?

Mặc dù Fanart là tác phẩm do bạn sáng tạo 100%. Tuy nhiên, nhân vật trong tác phẩm lại là sở hữu trí tuệ của một nghệ sĩ khác. Do đó, như đã đề cập đến ở trên. Bạn cần sự đồng ý của tác giả vẽ ra nhân vật gốc, để có thể hợp thức hóa Fanart của bạn. Bởi vì các nghệ sĩ đó đã đăng ký bản quyền về nhân vật. Việc sử dụng nhân vật để vẽ thành một dị bản khác trên thực tế lại là một hành động vi phạm bản quyền.

Một ví dụ cụ thể:

Giả sử mình vẽ Fanart nhân vật Shizuka trong bộ truyện Doraemon:

  • Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu mình vẽ Shizuka đang ôm một bó hoa. Tất nhiên, nó vẫn vi phạm bản quyền vì mình chưa xin phép tác giả. Dẫu vậy, người sở hữu bản quyền vẫn có thể bỏ qua. Bởi nó không gây ảnh hưởng đến nhân cách nhân vật cũng như uy tín của tác giả.
  • Nếu cùng với hình ảnh Shizuka, nhưng trong trạng thái nude hoặc khiêu dâm thì sao? Nó trái ngược với tính cách của nhân vật, gây ảnh hưởng đến hình ảnh nhân vật và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu đến tác giả. Vậy, tác phẩm đó khi đăng tải trên các nền tảng không gian mạng. Bạn hoàn toàn có thể đối mặt với nguy cơ bị chặn quyền truy cập hoặc thậm chí là liên quan đến việc bị kiện tụng.

Tóm lại:

Mặc dù luật pháp mỗi quốc gia khác nhau, nhưng một số khái niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ vẫn tương đối giống nhau. Không ai cấm Fanart khi nó được tạo ra dành riêng cho mục đích sáng tạo. Nhưng mọi thứ sẽ thay đổi một chút khi có liên quan đến lợi nhuận từ sản phẩm Fanart.

Nhưng hãy thử tưởng tượng kết quả cuộc đối đầu giữa nghệ sĩ sáng tạo và các fan hâm mộ vẽ fanart là gì? Việc xử lý gay gắt đối với các ấn phẩm Fanart không chỉ khiến cho nghệ sĩ mất đi một lượng fan đông đảo, mà còn làm giảm sự ảnh hưởng của hình tượng nhân vật mà họ sáng tạo. Bởi lý do này, cho đến nay, chúng ta vẫn hiếm thấy có sự tranh chấp về bản quyền về Fanart. Tính hợp pháp của fanart là gì? - Đó vẫn là điều gây tranh cãi chưa có lời giải đáp.

>>> Xem thêm: Đạo tranh là gì? Phải làm gì nếu phát hiện tranh vẽ của bạn bị sao chép? <<<