KINH NGHIỆM

6 Loại Bảng Phối Màu Sắc Giúp Tổng Thể Hài Hòa Và Nổi bật

  • 19/12/2022
  • 8807

Bảng phối màu sắc, hay nói cách khác chính là bố cục màu trong một tác phẩm. Nó là chất xúc tác thu hút mắt bạn vào một bức hình, khơi dậy xúc cảm. Thậm chí truyền tải những thông điệp cảm xúc mà không cần dùng đến từ ngữ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo bảng màu trong thiết kế sao cho hình vẽ minh họa hài hòa nhất.

1. Bảng phối màu sắc là gì?

1.1. Khái niệm

Phối màu là sự sắp xếp hoặc kết hợp màu sắc. Nó được sử dụng trong minh họa và thiết kế:

Trong thiết kế

Bảng màu trong thiết kế chủ yếu được sử dụng để mô tả màu cục bộ. Là màu của vật thể hoặc vật liệu dưới ánh sáng trung tính.

Trong minh họa

Bảng phối màu trong vẽ minh họa được sử dụng nhằm thể hiện tâm trạng hoặc bầu không khí. Những màu cục bộ trong hình vẽ minh họa đều bị ảnh hưởng bởi những màu sắc xung quanh.

1.2. Ứng dụng

Việc hiểu những lý thuyết về màu sắc sẽ giúp các Artist kết hợp cách những màu sắc thích hợp. Từ đó, chúng truyền tải được thông điệp, cảm xúc qua ngữ cảnh tác phẩm mà họ muốn gửi gắm.

bang-phoi-mau-sac

2. 6 loại bảng phối màu sắc giúp tác phẩm trở nên hoàn hảo hơn

Mặc dù được khuyến khích thử nghiệm nhiều cách kết hợp khác nhau. Nhưng màu sắc không phải lúc nào cũng tương thích như cách chúng ta cảm nhận về chúng. Một số bổ sung cho nhau. Một số khác được thêm vào để làm nổi bật tông màu khác. Có 6 loại bảng màu bạn có thể tham khảo:

bang-phoi-mau-sac

Bảng phối màu đơn sắc Monochromatic

Bảng màu đơn sắc chính là biến thể của cùng một hue (màu gốc). Một số màu sắc được mở rộng bằng cách sử dụng các quy tắc như Shade, Tone và Tint. Trong đó, người ta thêm màu trắng để tạo vùng sáng (Tint) và màu đen để tạo vùng tối (Shade)

Đây là lựa chọn khá an toàn và dễ dàng cho các Artist. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá đà, tác phẩm của bạn sẽ trở nên rất đơn điệu, thiếu điểm nhấn.

Bảng màu tương tự Analogous

Sự kết hợp giữa những tông màu sắc nằm cạnh nhau trong bánh xe màu sắc chính là Analogous. Những gam màu này có sự tương đồng về mặt vật lý. Khi kết hợp với nhau, chúng tạo ra những color scheme rất đẹp mắt.

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn chính là không nên sử dụng tất cả những màu sắc trong Analogous với cùng tỷ lệ giống nhau. Hãy chọn 1 màu chủ đạo và 1 màu phụ họa có thể làm nổi bật tông màu chính.

Bảng màu tương phản Complementary

Nhiều người thường bị thu hút bởi những thứ đối lập. Lý thuyết này được áp dụng với Complementary - hay còn gọi là bảng màu tương phản. Sự kết hợp này làm những yếu tố khác nhau trở nên cực kỳ khác biệt. Thông thường, những hình minh họa và thiết kế sử dụng Complementary mang sự mạnh mẽ và nổi bật. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng các màu lặng khi dùng bảng màu trong thiết kế dạng này bởi nó sẽ làm giảm hiệu ứng mong muốn.

Bảng màu tam giác đều Triadic

Triadic là sự kết hợp giữa 3 màu khác nhau trong bánh xe màu sắc. Thường thì nó không dễ dàng sử dụng như bảng màu đơn sắc, song lại khá an toàn đối với thiết kế. Đặc biệt là khi bạn không muốn thiết kế của mình quá nhàm chán, đơn điệu. Bảng màu Triadic tạo cảm giác đối lập mạnh mẽ.

 

Bảng màu chia bổ sung Split Complementary

Gần giống với bảng màu tương phản Complementary. Tuy nhiên, thay vì sử dụng màu đối lập, người ta sẽ lấy hai màu bổ sung nhưng có sắc thái đối lập để bổ trợ cho nhau. Với việc lựa chọn dạng bảng màu này, các Artist sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn, linh hoạt trong việc sử dụng màu sắc. Bạn vẫn có thể gia giảm độ tương phản theo mong muốn.

Bảng phối màu sắc chữ nhật Tetradic

Tetradic là bảng màu bổ sung kép. Nó được tạo thành từ 2 cặp màu bổ sung. Để tạo ra bảng màu dạng này, bạn có thể lựa chọn những màu sắc có thể tạo thành một hình chữ nhật trong bánh xe màu sắc.

Tuy nhiên, chỉ nên lựa chọn 1 tông màu chủ đạo. 3 màu sắc còn lại sẽ bổ sung cho màu chính.

bang-phoi-mau-sac

Tạm kết

Với việc kết hợp theo những bảng màu trong thiết kế và Digiart Academy đã gợi ý trên. Bạn có thể để tạo ra nhiều bảng phối màu đẹp mắt cho các tác phẩm của mình. Nhưng để “chơi màu” nhuần nhuyễn, cũng cần phải bỏ ra không ít thời gian để luyện tập và tích lũy đấy nhé!

Bên cạnh đó, bạn có thể tham sơ lược lý thuyết và tác động của ánh sáng trong hội họa hoặc sử dụng 7 công cụ tốt nhất hỗ trợ phối màu online trong những chia sẻ trước đó của Digiart Academy.

Chúc bạn thành công!