1. Xác định các bề mặt trong lý thuyết màu sắc
Việc xác định bề mặt chính xác của vật thể/chủ thể giúp cho thị giác người nhìn được cân bằng. Tạo độ hài hòa, phù hợp và tính ổn định cho tổng thể bố cục. Phản ánh trọng lượng tương xứng và hợp lý từ cấu trúc mảng khối.
Đối với những người mới bắt đầu, họ có xu hướng tạo hiệu ứng đổ bóng nhưng không thể hiện được chính xác thể tích của vật thể.
Ví dụ: Để áp dụng đổ bóng cho khuôn mặt người. Sẽ rất hữu ích nếu bạn biết về giải phẫu của nó, quan sát cấu trúc và xây dựng khuôn mặt dựa trên những hình dạng hình học cơ bản (hình khối, hình trụ, hình cầu,...). Điều đó cho phép chúng ta xác định các bề mặt đối diện với vùng sáng, tối và những vùng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng dội lại từ bề mặt khác.
Kiến thức về xác định chính xác các bề mặt để xác định vùng sáng, vùng tối, màu sắc trong hội họa có rất nhiều điều cần nắm. Và cần quá trình rèn luyện để thành thạo kỹ năng này. Mời bạn tham khảo qua khóa học Digital Portrait của Digiart Academy. Trong khóa học này, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể nhất, cũng như được hỗ trợ tận tình trong quá trình học. Và mình nghĩ đây là một kiến thức nền tảng cần có. Đặc biệt là đối với những bạn theo đuổi Character Design.
2. Lý thuyết sự truyền ánh sáng và màu sắc trong hội họa
Đồ vật
Được xem là các vật thể có màu sắc mờ đục không cho ánh sáng đi qua chúng. Từ đó, vùng sáng và vùng tối của vật sẽ được phân bổ đều quanh chúng.
Làn da người
Với chất liệu như làn da người, mặc dù có sự tương đồng với đồ vật. Nhưng sự truyền sáng vẫn sẽ xuyên qua một phần. Do đó, màu sắc của làn da cũng sẽ có sự phân bổ ánh sáng và vùng tối rõ rệt hơn.
Các vật trong suốt
Những vật thể có độ trong suốt cho phép nhiều ánh sáng xuyên thấu qua. Để vẽ các đối tượng này, thường sẽ phức tạp hơn rất nhiều bởi bạn phải chú ý đến chi tiết.
3. Các loại ánh sáng
Màu sắc trong hội họa bị ảnh hưởng bởi nhiều loại ánh sáng khác nhau:
- Nguồn sáng nhân tạo: Ví dụ như đèn sân khấu, bóng đèn, màn hình điện thoại,... Là những nguồn sáng mang tính ổn định. Khi diễn họa màu sắc từ những nguồn sáng này, chúng ta dễ dàng kiểm soát hướng, độ sặc sỡ và màu sắc của nó.
- Nguồn sáng tự nhiên: Mặt trời là nguồn sáng tự nhiên chính của chúng ta. Sự thay đổi màu sắc của nguồn sáng tự nhiên chúng là về cường độ, màu sắc và bóng trong nhiều thời điểm của một ngày. Ví dụ như: Bình minh, ban trưa, hoàng hôn, buổi khuya, chạng vạng, ngày mưa, ngày có nhiều mây,...
Trong ví dụ dưới đây, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa những nguồn sáng khác nhau.
Sự thú vị của màu sắc trong hội họa chính là chỉ cần thay đổi hướng ánh sáng một chút. Bạn đã có thể tạo ra tác phẩm độc đáo có thể diễn tả các sắc thái, nội dung khác nhau.
4. Thực hành
Để bắt đầu luyện tập và trở nên thành thạo việc sử dụng ánh sáng, bóng tối và màu sắc trong hội họa. Bạn có thể vẽ những hình khối cơ bản như khối cầu, những viên bi chất liệu. Sau khi đã nắm được tương đối. Bạn có thể thử thách bản thân hơn với những hình khối phức tạp hơn như khối vuông, khối hình trụ,... Nhưng việc thành thạo kỹ thuật sử dụng màu sắc và ánh sáng trong hội họa. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã nắm vững các nguyên tắc cơ bản.
Bạn có thể bắt đầu với khóa Digital Painting Basic của Digiart Academy. Không chỉ cung cấp cho bạn những tài liệu học tập và luyện vẽ đầy đủ, từ cơ bản đến nâng cao. Những bài giảng thông qua hình thức e-learning giúp bạn có thể chủ động học mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, Digiart Academy còn hỗ trợ sửa bài 1 kèm 1 đến cuối khóa. Với lộ trình lý thuyết - thực hành song song, bạn không chỉ có thể thành thạo kỹ năng sử dụng màu sắc trong hội họa. Làm chủ việc xác định ánh sáng và vùng tối các vật thể trong tác phẩm. Bạn còn được “bỏ túi” thêm rất nhiều kỹ năng khác.
Hy vọng rằng hướng dẫn này có thể giúp ích và truyền cảm hứng cho tác phẩm của bạn. Chúc bạn thành công!
>>> Tìm hiểu thêm: Khái niệm vùng ánh sáng và vùng tối trong hội họa <<<