1. Thiết kế UI/UX là gì?
- UX (User Experience) dịch sát nghĩa là trải nghiệm người dùng. UX Designer tạo ra thiết kế nhằm thỏa mãn cảm xúc của người dùng. Bao gồm sắp xếp thông tin một cách khoa học, phong cách gần gũi với tệp khách hàng mục tiêu… UX Designer thành công là UX Designer nhận được nhiều sao đánh giá từ người dùng và ngược lại.
- UI (User Interface) dịch sát nghĩa là giao diện người dùng. Tất cả những thứ như bố cục, màu sắc, phông chữ, hình ảnh… đều thuộc phạm trù công việc của người làm giao diện. UI Designer được đánh giá cao nếu khiến người dùng cảm thấy ấn tượng với “phần nhìn” của nền tảng.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới tách biệt hai vị trí UX Designer và UI Designer. Tuy nhiên tại Việt Nam, công việc này còn khá mới lạ và gộp chung là UX/UI Designer. Họ là những người đảm bảo đánh giá khách hàng trên Appstore và Google Play luôn theo hướng tích cực.
2. Nguyên tắc khi thiết kế UX/UI
Sự thật là khách hàng đang ngày một trở nên khó tính hơn trong quá trình chọn lựa thương hiệu. Các nền tảng không đầu tư về mặt thẩm mỹ hiển nhiên nằm ngoài sự ưu tiên của người dùng. Mặt khác, nếu quá trình sử dụng gặp nhiều khó khăn, khách hàng cũng sẵn sàng từ chối sử dụng.
Muốn giữ chân khách hàng, thương hiệu bắt buộc phải tạo được ấn tượng trong thiết kế. Một số nguyên tắc được các chuyên gia chỉ điểm để thỏa mãn khách hàng có thể kể đến như:
- Tính dễ đọc: Nguyên tắc hàng đầu của UX/UI là khiến người dùng hiểu rõ cách dùng ngay lần đầu tiên. Để làm được điều đó bố cục thiết kế cần được sắp xếp một cách rõ ràng cả về màu sắc, phông chữ….
- Tính hiệu quả: Các thông tin quan trọng như giảm giá, sự kiện cần nổi bật so với các thông tin còn lại. Người dùng rất dễ lướt qua nếu tất cả các phần trong thiết kế được làm giống hệt nhau.
- Phù hợp với đối tượng khách hàng: Đây có lẽ là nguyên tắc khó nhất trong UX/UI Design. Bởi lẽ mỗi nhóm khách hàng sẽ có một yêu cầu riêng về thiết kế. Hiểu và xây dựng đúng phong cách phù hợp đòi hỏi quá trình nghiên cứu và làm việc rất dài.
3. Thiết kế UX/UI khác gì so với thiết kế truyền thống
Khác biệt đầu tiên là về nền tảng thực hiện thiết kế. UX/UI thực hiện trực tiếp ngay trên nền tảng thương hiệu. Điều đó đồng nghĩa với việc sản phẩm của designer sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều đối tượng.
Mỗi đối tượng lại có một góc nhìn, nhu cầu sử dụng khác nhau. Việc tạo ra một thiết kế thỏa mãn hàng ngàn hay thậm chí hàng triệu người không hề đơn giản. Nó khác hoàn toàn so với thiết kế truyền thông chỉ phục vụ một khách hàng duy nhất: Client.
Mặt khác, UX/UI lại đòi hỏi rất nhiều trải nghiệm sống để thành công. Bởi lẽ chỉ khi thực sự hiểu về thói quen, góc nhìn của khách hàng, ta mới biết họ muốn gì. Thiết kế để tạo ấn tượng về phần nhìn (UI) nhưng lại không phù hợp với mong muốn (UX) không bao giờ được đánh giá cao.
Rất nhiều doanh nghiệp bắt đầu xem UX/UI Designer là một phần không thể thiếu. Thế nhưng đạt được hiệu quả và sự công nhận của người dùng lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Một số ông lớn đi đầu trong ngành có thể kế đến như:
- App xe công nghệ: Grap; Baemin; Gojek …
- Nền tảng hẹn hò: Tinder; Fika …
- Các nền tảng mạng xã hội: Facebook; Zalo …
4. Tạm kết
UX/UI tại Việt Nam dù mới chỉ được biết đến nhưng lại được đánh giá rất cao. Nhiều thương hiệu sẵn sàng chi hàng chục, thậm chí là hàng trăm triệu cho một Designer có tay nghề. Thế nhưng, UX/UI Design không phải là một nghề dễ theo đuổi. Bởi nó đòi hỏi rất nhiều kiến thức từ quy tắc thị giác, chuyên môn đến cả trải nghiệm sống.
Tuy nhiên nếu nghiêm túc dấn thân và trải nghiệm, Digiart Academy tin rằng bạn sẽ gặt hái được rất nhiều thành tựu trong nghề.