KINH NGHIỆM

4 Quy Luật Thị Giác Được Sử Dụng Trong Thiết Kế Rộng Rãi

  • 01/12/2022
  • 2794

Quy luật thị giác được hình thành trong quá trình sống, tiến hóa và phát triển của con người. Nó ghi lại tất thảy những thứ mắt người tiếp xúc, ấn tượng và thiện cảm. Dựa trên cảm xúc của đôi mắt, rất nhiều quy luật thị giác được ra đời.

1. Quy luật thị giác tăng tiến

Mắt người sẽ rất khó chịu nếu bắt gặp các chi tiết lộn xộn. Bao gồm các hình thù to nhỏ lẫn lộn, các màu sắc đậm nhạt không quy cũ. Nhưng lại rất vừa mắt với các thiết kế theo thứ tự từ nhỏ tới lớn, từ đậm tới nhạt… Trên cơ sở này, quy luật tăng tiến ra đời với nguyên lý tăng hoặc giảm dần một yếu tố.

quy-luat-thi-giac

Với thiết kế, phổ biến nhất là dùng các mảng có kích thước, màu sắc tăng giảm dần. Khi sử dụng quy luật thị giác tăng tiến cần thống nhất một hướng cố định. Bởi nhiều chi tiết phát triển theo các hướng lộn xộn dễ khiến người xem rối mắt và mất cân bằng.

2. Quy luật thị giác điểm nhấn

Rất dễ nhận ra một chi tiết trong thiết kế nếu nó có màu sắc, kiểu dáng khác hẳn các chi tiết còn lại. Mắt người rất dễ phân biệt các điểm khác biệt nên hiển nhiên đây chính là chi tiết tạo được dấu ấn. Dựa vào tính chất này khi muốn nổi bật một chi tiết nó sẽ cần khác biệt với tổng thể. Các tạo điểm nhấn phổ biến có thể kể đến như:

  • Sử dụng phông chữ, cỡ khác biệt.
  • Sử dụng màu sắc, độ đậm nhạt.
  • Sự khác biệt về hình dáng, kích thước, độ dày, …

Khi sử dụng điểm nhấn cần hạn chế số lượng điểm nhấn để đạt được hiệu quả cao nhất. Thêm vào đó, điểm nhất cần có sự liên kết với tổng thể thay vì chỉ đứng một mình. Trong thế giới truyền thông quy luật điểm nhấn được đánh giá rất cao bởi khả năng làm nổi bật thông điệp.

3. Quy luật nhịp điệu

Trong một bài hát, một số từ ngữ bắt mang ý nghĩa sẽ xuất hiện rất nhiều lần để tạo dấu ấn. Tương tự, nhiều mảng màu, hình dáng có thể lặp lại tạo cảm giác liên kết, liền mạch. Các liên kết không nhất thiết phải sao nguyên bản gốc và có thể thay đổi đôi chút. Sao cho vẫn tạo được cảm giác liền mạch và không gây nhàm chán cho khán giả.

Ta thường thấy quy luật thị giác nhịp điệu trong các thiết kế kiến trúc đô thị. Kích thước, màu sắc các tòa nhà có thể khác nhau nhưng vẫn mang nét riêng của đô thị đó. Hay các mảng cỏ, gốc cây trong tĩnh vật dù tiểu tiết nhưng vẫn giữ được nhịp điu chung của thảm thực vật.

4. Quy luật chồng lớp đan xen

Không khó để hiểu quy luật thị giác chồng lớp đan xen nhưng lại rất khó để thành thục. Quy luật này sử dụng các mảng màu, sự vật chồng chéo lên nhau để chi tiết không bị rời rạc và thiếu liên kết. Màu của nắng trên cơ thể người, màu của bóng râm đè lên sự vật, màu của vật khi bị ướt… Tất cả đều là ứng dụng của quy luật thị giác chồng lớp đan xen.

quy-luat-thi-giac

Sử dụng quy luật này cần đặc biệt cẩn trọng vì rất dễ khiến thiết kế bị “ngộp” vì quá tham màu sắc. Chỉ sử dụng các lớp màu chồng lên nhau khi thật sự cần thiết để liên kết chi tiết. Thêm vào đó, các mảng màu chồng lớp không nên quá dày để tránh tác dụng ngược.

Tạm kết:

Việc vận dụng tốt các quy luật thị giác đã giúp các tác phẩm thiết kế thu hút người nhìn và tạo dấu ấn riêng biệt bởi các ý đồ, cũng như thông điệp của thương hiệu nổi bật. Từ đó mang lại các hướng đi và giải pháp truyền thông hiệu quả.

 

Digiart Academy - Ứng dụng quy luật thị giác hiệu quả!

THAM GIA CÁC KHÓA HỌC THIẾT KẾ VÀ VẼ ĐỒ HỌA TẠI ĐÂY!