KINH NGHIỆM

Nghề Làm Phim Hoạt Hình Cần Biết Những Gì?

  • 14/11/2022
  • 3672

Ngành công nghiệp hoạt hình không còn là hình thức nghệ thuật quá xa lạ ở thị trường thế giới. Nhưng ở Việt Nam, đây lại là một lĩnh vực khá mới và là một “mảnh đất màu mỡ nhiều tiềm năng” để khai thác và phát triển. Vậy để theo đuổi nghề làm phim hoạt hình cần phải biết gì và học gì? Tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về ngành công nghiệp hoạt hình:

1.1. Ngành công nghiệp hoạt hình là gì?

a. Phim hoạt hình - phong cách kể chuyện hiện đại :

Đối với chúng ta, ai cũng đều có một tuổi thơ gắn liền với những câu chuyện cổ tích. Cách kể truyện cũng dần thay đổi theo thời gian. Từ truyền miệng đến văn viết, rồi đến hình ảnh minh họa. Sau đó truyện tranh phát triển, phim điện ảnh ra đời. Cuối cùng phim hoạt hình xuất hiện, mộ sự kết hợp giữa phim điện ảnh và hình ảnh truyện tranh.

Phim hoạt hình khác với phim điện ảnh. Thay vì quay những diễn viên, thì phim hoạt hình gồm những bức ảnh xếp chồng lên nhau, tạo thành những chuyển động. Vì là những bức hình được tô vẽ và sáng tạo, nên nhân vật trong hoạt hình có ngoại hình phong phú và đa dạng hơn. Mang đến sự kích thích và thu hút bởi vô vàn hình ảnh chuyển động thỏa mãn thị giác.

nghe-lam-phim-hoat-hinh

b. Sự công nghiệp hóa ngành hoạt hình:

Những thời kỳ đầu

Ban đầu, phim hoạt hình được tạo ra nhằm phục vụ cho khán giả ở độ tuổi thiếu nhi. Thế nên những bộ phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới đều có những nét vẽ khá đơn giản. Nhân vật, màu sắc, bố cục đa phần đều tươi sáng, dễ thương. Câu chuyện, nội dung, thông điệp cũng hết sức dễ hiểu.

Nhưng dần dần, không chỉ trẻ nhỏ, mà người lớn cũng phải công nhận giá trị mà hoạt hình đem lại. Tính nhân văn, nghệ thuật, cảm xúc,… đều được khơi dậy. Từ đó, hoạt hình càng nhận được nhiều sự yêu thích từ người lớn hơn. Càng nhiều thể loại hoạt hình phù hợp với độ tuổi thành niên ra đời.

Trong thời kỳ hiện đại

Phim hoạt hình không chỉ đơn thuần mang màu sắc ngây thơ nữa. Về mặt nội dung, giá trị đã có nhiều sự phát triển, biến đổi. Không chỉ về mặt nghệ thuật, mà còn về mảng kinh tế cũng có nhiều khác biệt.

Với mục đích ban đầu là hướng đến nghệ thuật và đối tượng là thiếu nhi. Nên nguồn doanh thu sẽ bị hạn hẹp. Vì thế các rạp chiếu phim khá dè dặt khi chọn phim hoạt hình để phát sóng. Dẫn đến tình trạng thua lỗ cho các nhà làm phim hoạt hình.

Sớm nhận ra được vấn đề này. Nội dung các phim hoạt hình dần được cải thiện. Nhà làm phim đã khéo léo thêm thắt, lồng ghép những thông điệp ý nghĩa trong từng thước phim. Mang đến những trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng vẫn đáp ứng đủ tính giải trí cho người xem, nhất là đối tượng người lớn. Ngành hoạt hình theo đó mà phát triển, lớn mạnh. Để tăng tính hiệu quả cho việc sản xuất, máy móc và thiết bị cũng được hiện đại hoá. Cũng như chuyên nghiệp hoá tổ chức, bộ máy doanh nghiệp. Và tạo thành một chuỗi cung ứng liên tục, khổng lồ.

Giờ đây hoạt hình không chỉ đơn thuần là để giải trí. Mà đã phát triển thành một ngành công nghiệp có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, văn hoá, chính trị trên toàn thế giới.

1.2. Nghề làm phim hoạt hình ở Việt Nam:

a. Cơ hội:

Vì chưa phổ biến rộng rãi, nên ngành công nghiệp hoạt hình ở Việt Nam đang có bị mất cân bằng ở việc cầu nhiều hơn cung. Do đó, trong tương lai, lĩnh vực hoạt hình sẽ còn và vẫn đang tiếp phát triển và mở rộng. Cũng như yêu cầu nguồn nhân lực rất lớn. Thế nên có rất nhiều cơ hội cho những bạn đam mê vẽ và làm phim hoạt hình. Tỉ lệ cạnh tranh cũng thấp hơn những ngành lâu đời khác trong nước.

b. Thách thức:

Tuy nhiên, cơ hội luôn kèm theo thách thức. Bởi vì vẫn còn quá mới mẻ. Tính chuyên nghiệp ở các công ty, studio ở Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Sức cạnh tranh trong nước chưa thật sự có thể so sánh với các nước đã phát triển. Ví dụ điển hình là các hãng phim hoạt hình của nước bạn được đón nhận và lên sóng ồ ạt như Disney, Pixar, Ghibli,... Còn phim nước mình thì tần suất ít ỏi, và lượng đón nhận chưa thể so sánh với đối thủ ngoài nước.

Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều môi trường giáo dục chuyên về lĩnh vực khó nhằn này. Nguồn tài liệu tham khảo miễn phí hay trả phí trên mạng vẫn có. Nhưng đa phần là những tư liệu ngoài nước, và cũng cần yêu cầu phải có vốn ngoại ngữ kha khá.

Thời gian cũng là một thách thức cần nhắc đến. Để có thể trở thành chuyên gia trong nghề mà không cần phải đi du học. Thì yêu cầu bạn phải bỏ thời gian, công sức rất nhiều. Hoặc có đăng ký học ở các trung tâm thì lúc đi làm cũng phải học hỏi thêm.

2. Theo đuổi nghề làm phim hoạt hình cần nắm những gì?

2.1. Học và luyện tập kỹ năng vẽ:

Hiển nhiên rồi. Hoạt hình được cấu thành từ những bức hình. Điểm thu hút và lôi kéo người xem được góp phần rất lớn từ kỹ thuật và phong cách vẽ độc đáo của họa sĩ. Mà chưa kể đến nội dung của phim hoạt hình.

Học vẽ ở đây chưa nhất thiết phải vẽ thật đẹp. Trước hết bạn cần nắm đủ nguyên tắc, các lý thuyết cơ bản. Để từ đó xử lý và khắc họa những bức tranh “đúng” (chuẩn kỹ thuật, bố cục, màu phối, góc độ,…). Và khi có nền tảng vững chắc, thì việc vẽ đẹp sẽ là chuyện dễ dàng hơn hết.

Nếu bạn phân vân không biết bắt đầu từ đâu. Có thể tham khảo các khóa Digital Painting hoặc Sketching từ cơ bản đến nâng cao từ Digiart Academy. Bạn sẽ được kèm cặp 1-1, hỗ trợ hết mình để có được những kỹ năng và hành trang kiến thức cần thiết để vẽ “đúng - đẹp - đỉnh”.

2.2. 12 Nguyên lý chuyển động:

Các nguyên tắc chuyển động được xây dựng dựa trên các logic hoạt động đời thật. Do đó, những cử chỉ, hành động của nhân vật hoạt hình luôn phải đảm bảo được những nguyên tắc, kỹ thuật đúng đắn và phù hợp. Để đạt được điều đó, bạn cần nắm rõ 12 nguyên tắc chuyển động mà các nhà làm phim chuyên nghiệp đã vận dụng.

>>Tìm hiểu về 12 nguyên tắc chuyển động của nhân vật hoạt hình tại đây<< 

nghe-lam-phim-hoat-hinh

2.3. Lịch sử nghề làm phim hoạt hình:

Lịch sử luôn đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong mọi lĩnh vực. Khi biết lịch sử ra đời, bạn sẽ xây dựng được niềm kiêu hãnh, sự tôn trọng cho chính bạn và với công việc mình làm. Ngoài ra, lịch sử cũng là nguồn động lực to lớn, là những bài học mà người xưa đã đúc kết để ta tiếp nối và phát triển. Đó cũng là yếu tố quyết định sự kiên trì gắn bó lâu dài với ngành nghề này.

2.3. Kiến thức về điện ảnh:

Nghe có thể mới lạ, nhưng hoạt hình cũng nằm trong lĩnh vực điện ảnh. Hoạt hình có thể ví như là một dạng chất liệu của điện ảnh. Thay vì chọn các diễn viên để đóng, rồi quay lại, cắt ghép chỉnh sửa. Thì ta chọn nhiều hình vẽ kết hợp để tạo nên những thước phim. Cốt lõi vẫn là làm sao để truyền đạt được nội dung, ý tưởng, thông điệp qua sản phẩm. Và nhận được sự thu hút, yêu thích của bộ phận khán giả. Cũng do đó, người làm phim hoạt hình phải có kiến thức tốt về lĩnh vực điện ảnh.

Digiart Academy - Hỗ trợ học vẽ đồ họa trên cả mong đợi!