KIẾN THỨC

12 NGUYÊN TẮC ANIMATION Từ Các Nhân Vật Hoạt Hình Disney

  • 12/11/2022
  • 1939

Công chúa lọ lem, nàng tiên cá, vịt Donald, chú chuột Mickey, … những nhân vật gắn liền với tuổi thơ trong mỗi người chúng ta bạn nhỉ? Nhưng bạn có tự thắc mắc làm sao mà từng cử chỉ, động tác, đến các sự biến hóa hình dạng của các nhân vật lại vô cùng linh hoạt, mượt mà như vậy không? Hóa ra có bí quyết cả đấy! Mình sẽ chia sẻ với bạn 12 nguyên tắc animation mà ông lớn Disney đã vận dụng cho các cử động nhân vật nhé.

1. Nguồn gốc của 12 nguyên tắc animation:

Năm 1981, hai thành viên kì cựu của Disney là Ollie Johnston và Frank Thomas đã cho ra đời cuốn sách The Illusion of Life: Disney animation. Trong cuốn sách này tiết lộ 12 nguyên tắc chuyển động (hay 12 nguyên tắc animation) mà Disney đã sử dụng. 12 nguyên tắc animation chính là sự đúc kết của quá trình sao chép các người mẫu, vẽ và dựng phim từ những năm 1930. 12 nguyên tắc này nhằm mục đích khiến cho các chuyển động của nhân vật trông mượt mà, thực tế hơn. Đồng thời, phối hợp hài hòa với các yếu tố trừu tượng nghệ thuật như: làm chậm thời gian, ánh sáng xung quanh nhân vật, nhạc nền… Từ đó khiến cho bộ phim vừa gần gũi, dễ hiểu, lại vừa khơi gợi sự sáng tạo của nghệ thuật.

12-nguyen-tac-animation

2. 12 nguyên tắc animation:

Dưới đây mình sẽ liệt kê và giải thích ngắn gọn về 12 nguyên tắc này. Đồng thời mình có mượn các file Gif của THE ILLUSION OF LIFE (tumblr.com) để giúp các bạn hình dung dễ hơn.

2.1. (Sự lôi cuốn)Squash & Stretch (Nén và giãn)

Khi xem Tom & Jerry, hẳn các bạn sẽ rất quen thuộc với hình ảnh Tom bị đè bẹp dí như tờ giấy. Sau đó lại được kéo căng ra như sợi dây thun. Cuối cùng, khi được thả ra lại trở về hình dáng ban đầu. Đây là ví dụ điển hình của nén và dãn. Nguyên tắc này giúp cho nhân vật trông linh hoạt, có sức sống hơn. Chứ không cứng ngắc, cố định hình dạng như bức tường hay cục đá.

12-nguyen-tac-animation

2.2. Anticipation (Sự dự đoán) 

Khi chúng ta làm bất cứ chuyện gì thì đều sẽ có giai đoạn chuẩn bị. Như khi chuẩn bi nhảy xuống nước sẽ có hành động co chân, khom người tạo lực đà. Hoặc trước khi lên giường nằm ngủ, ta sẽ phải ngồi xuống trước, sau đó mới duỗi hai chân và ngả người về sau.

Làm phim hoạt hình cũng vậy. Việc thêm thắt các chuyển động như: lấy đà, lấy trớn, ... sẽ làm hoạt động của nhân vật trông thật hơn. Đồng thời giúp cho người xem dễ tiếp nhận những cảnh phim tiếp theo.

12-nguyen-tac-animation

2.3. Staging (Dàn cảnh)

Trong nguyên tắc này có bốn điểm cần lưu ý:

  • Timing (thời gian)
  • Settings (bối cảnh và set-up)
  • Camera angle and position (góc và vị trí camera)
  • Acting (diễn xuất)

Nguyên tắc dàn cảnh này cũng gần giống với nguyên tắc bố cục trong vẽ và thiết kế. Mục đích là khiến người xem chú ý vào nội dung chính muốn truyền tải. Làm nổi bật nhân vật chính, cũng như tăng độ mờ cho các nhân vật phụ.

12-nguyen-tac-animation

2.4. Straight ahead & Pose to Pose (Thẳng tiến và Từng bước) 

Nguyên tắc này sẽ dễ hiểu hơn đối với những người đã từng, và thử làm một đoạn animation. Hai nguyên tắc “Thẳng tiến” và “Từng bước” diễn ra trong cùng một quá trình. Tức là khi bạn diễn hoạt một đoạn video, bạn sẽ vẽ các tư thế khóa đầu tiên. Vẽ từ đầu câu chuyện đến cuối câu chuyện. (Tư thế khóa là tư thế khiến người xem hiểu được nhân vật đang làm gì mà không cần chạy video). Sau đó bạn sẽ bổ sung các tư thế phụ vào từng đoạn. Giai đoạn bổ sung tư thế phụ này giúp cho chuyển động mượt mà hơn. Càng nhiều hình vẽ tư thế phụ, video chạy càng liền mạch.

2.5. Follow through and Overlapping action (Kéo theo và Quá đà)

Đây là một nguyên tắc vật lý cơ bản. Khi bạn di chuyển một bộ phận trên cơ thể, thì các bộ phận còn lại cũng hoạt động. Khi bạn đi bộ, chân bạn bước => Khớp hông di chuyển => Cơ bụng hoạt động => Người bạn di chuyển => Vai, đầu, cánh tay, bàn tay đều di chuyển. Đây là hiện tượng kéo theo. Bộ phận làm chủ đi trước, các bộ phận còn lại sẽ bị kéo theo nó.

Và khi bạn đi xe và thắng lại, xe sẽ bị trượt một đoạn rồi mới dừng hẳn. Đây là quá đà, còn thể nói gọi là quán tính.

2.6. Slow in & Slow out hay Ease in & Ease out (Vào chậm và Ra chậm)

Hãy quan sát con lắc đồng hồ, tàu lượn siêu tốc, hay khi bạn bạn chạy bộ. Khởi đầu luôn chậm rồi mới nhanh dần, sau đó lại chậm rồi mới dừng. Không tính trường hợp bị cản lại đột ngột như banh va vào tường nhé. Khi chạy bộ mà bạn dừng đột ngột mà không có bước giảm tốc độ, chắc chắn sẽ bị té. Vào chậm là giai đoạn chuẩn bị, còn ra chậm là kết quả của quán tính, quá đà.

2.7. Arcs (Di chuyển theo đường cong) 

Có thể bạn chưa biết, những bức hình sketch (vẽ nét chì) của các nhà làm phim Disney đa phần đều dùng đường cong. Bởi vì cấu tạo cơ thể người, động vật được thiết kế để chuyện động theo khối cầu (đường kính) xung quanh khớp xương. Thế nên đa phần các chuyển động của chúng ta đều đi theo đường cong. Và Disney đã lợi dụng điểm này, tăng độ cong của chuyển động. Từ đó chuyển động của các nhân vật (đặc biệt là nhân vật nữ) mới uyển chuyển như vậy.

2.8. Secondary action (Hành động phụ)

Phụ thì luôn bổ trợ cho chính. Hành động phụ như nhếch lông mày, vuốt tóc, hay huýt sáo,... nhằm mục đích khiến nhân vật có sức sống hơn. Đồng thời bổ sung, hoàn thiện màu sắc của nhân vật.

Nhưng lưu ý là, không nên để những hành động phụ này nổi bật hơn, hoặc quá mờ nhạt so với hành động chính. Để làm được điều này, cần phải có kỹ năng phân lớp các tầng thông tin. Để có sự phân bổ hợp lý.

2.9. Timing (Thời gian) 

Thời gian với hành động liên hệ mật thiết với nhau. Độ dài của thời gian sẽ thể hiện tốc độ của hành động, cũng như cho thấy một phần tính chất của sự việc đó.

Trong phim ảnh, hoạt hình. Disney sẽ vận dụng nguyên lý làm chậm thời gian so với thực tại khi nữ chính hát. Mẹo này giúp nói lên nữ chính là một người mơ mộng, tâm trí thường bay bổng thoát khỏi hiện thực. Mặt khác, Disney có thể kéo dài thêm thời gian để thể hiện tính cách của các nhân vật, nhưng không làm ảnh hưởng đến mạch truyện chính.

2.10. Exaggeration (Cường điệu) trong 12 nguyên tắc animation

Đây là một điểm mạnh và riêng biệt của hoạt hình. Hành động của nhân vật sẽ được cường điệu và phóng đại lên so với thực tế. Nhằm đẩy mạnh việc bộc lộ những biểu hiện đặc trưng của nhân vật.

Như khi nổi giận, cả cơ thể, làn da sẽ chuyển sang màu đỏ, kết hợp với hiệu ứng bốc khói trên đầu. Hay cơ thể cường tráng thường phần trên to lớn đi với hai chiếc que phía dưới. Khi say xỉn sẽ xuất hiện mấy cái bong bóng, pháo hoa nhỏ nhỏ ở đầu và miệng,... Hiệu ứng này gây ấn tượng với người xem rất tốt. Tăng mức độ dễ hiểu và dễ nhận biết các trạng thái và hình thể nhân vật. Cũng như tăng sự hài hước nhất định.

12-nguyen-tac-animation

2.11. Solid Drawing (Vẽ khối 3 chiều) trong 12 nguyên tắc animation

Mình cũng từng nói đến việc vẽ quan trọng thế nào trong bài viết “Theo đuổi nghề làm phim hoạt hình cần gì?”. Hoạt hình được dựng trên những bức vẽ. Và nhân vật sẽ cần dựng bố cục cơ bản, cụ thể là vẽ khối 3 chiều.  Hình vẽ khối 3 chiều không tốt cũng như xây nhà trên nền móng không vững. Có xây được nhà thì cũng nhanh chóng bị sập đổ.

Để vẽ tốt, bước đầu tiên là có kiến thức về hội họa vững chắc. Sau đó là tập phác thảo cho quen tay, quen mắt. Ở DIGIART ACADEMY có khóa Sketching cho người mới bắt đầu. Bạn có thể liên hệ để được tư vấn thêm.

12-nguyen-tac-animation

2.12. Appeal (Sự lôi cuốn) trong 12 nguyên tắc animation

Sự lôi cuốn bắt đầu từ sự chân thực, được kết hợp với cường điệu. Con người chúng ta dễ dàng nhận ra, và ấn tượng với những gì đã từng biết. Thế nên, nếu xây dựng nhân vật quá xa rời thực tế sẽ khiến người xem khó cảm nhận, và nhanh quên.

Đồng thời, để làm nổi bật thì cần có một chút cường điệu. Không nhất thiết phải thiết kế nhân vật phải xinh đẹp, hay ngoài hình bắt mắt. Tốt bụng hay độc ác cũng không quan trọng. Chỉ cần nhân vật đó có một cá tính, một chất riêng, khác với những người khác là đã đủ lôi cuốn.

12-nguyen-tac-animation