KINH NGHIỆM

CÁCH LÀM PHIM HOẠT HÌNH ĐƠN GIẢN - Phần 2: THỰC HÀNH

  • 13/01/2023
  • 1960

Chào mừng các bạn quay lại chuyên mục “Cách làm phim hoạt hình đơn giản”. Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ từ phần 1. Chúng mình cùng bắt tay vào thực hành theo bài viết dưới đây nhé.

Xem lại phần 1: Chuẩn bị

 

5. Cáh làm phim hoạt hình - Giai đoạn thực hành:

Giai đoạn này mình sẽ áp dụng hết công suất những gì đã chuẩn bị và học hỏi trước đó. Tùy vào sở thích, sự hiểu biết và sáng tạo của bạn mà có thể thay đổi trình tự dưới đây.

5.1. Thu âm:

  • Lời thoại:

Nếu làm phim hoạt hình cá nhân, bạn có thể tự thu âm cho nhân vật của mình. Ngoài ra bạn có thể thuê diễn viên lồng tiếng, hoặc nhờ người giúp cũng rất ổn nè.

Ngoài tiếng nói của nhân vật. Còn có âm thanh phụ và nhạc nền.

  • Âm thanh phụ:

Như tiếng bước chân, tiếng gõ cửa,... Nếu bước này quá khó để tự làm, bạn có thể cân nhắc thuê người làm này. Hoặc nếu không có âm thanh, bạn dùng hình ảnh, từ tượng hình tượng thanh trên tranh ảnh cũng được.

  • Nhạc nền:

Nên ưu tiên những nhạc không có bản quyền. Được các kênh cho phép sử dụng miễn phí. Tuy nhiên số lượng nhạc miễn phí thì khá hạn hẹp và gần như không có chất riêng. Để tăng sự lựa chọn, bạn có thể đăng ký trả phí các gói nhạc bản quyền trên các kênh âm nhạc.

Nhưng để bộ phim có được nét riêng và sự độc nhất. Tốt nhất bạn nên dành thời gian, công sức để sáng tác một vài bài nhạc dành riêng cho bộ phim.

5.2. Phác thảo:

Phác thảo là quá trình hình tượng hóa nhân vật, khung cảnh ra giấy. Thật ra bước phác thảo này có thể thực hiện trước bước thu âm. Tùy vào sở thích, sự sáng tạo mà linh hoạt thay đổi nhé.

a. Thiết kế nhân vật:

Ở phần chuẩn bị kịch bản, mình cũng có nói đến tầm quan trọng của thiết kế nhân vật. Nếu ở bước soạn kịch bản, nhân vật được thiết kế về tính cách, hành động, tư duy,... Thì bước này, mình sẽ trau chuốt cho ngoại hình của nhân vật.

>>> Xem thêm: Cách thiết kế nhân vật hoạt hình cho người mới<<< 

cach-lam-phim-hoat-hinh

b. Thiết kế background:

Sau khi đã thống nhất ngoại hình của nhân vật, ta sẽ phác thảo background (còn gọi là cảnh nền). Bất kỳ câu chuyện nào thì cũng đều có bối cảnh cho nhân vật diễn xuất.

Hãy dành thời gian nghiên cứu về bối cảnh không gian được miêu tả trong cốt truyện. Background có công dụng như người dẫn chuyện. Đồng thời, đôi lúc background còn đem lại những cảm xúc khó quên cho người xem. Thậm chí có thể trở thành hình ảnh nhận diện bộ phim.

Ví dụ như khi nhắc tới Ghibli. Ta liền nhớ tới những cách đồng lộng gió, bầu trời mây xanh ngút. Và cả những cánh rừng bạt ngàn cây xanh. Đó gần như là nét đặc trưng của tượng đài Ghibli, không thể thiếu đi cảnh thiên nhiên.

c. Phối hợp nhân vật và background:

Bước này thì đơn giản thôi. Tùy theo tình tiết câu chuyện mà vẽ. Yêu cầu khó nhất của bước này là nắm vững kiến thức phối cảnh, tỷ lệ,...

Nhiệm vụ lúc này là vẽ lại các cảnh chính của bộ phim. Gần giống như vẽ truyện tranh vậy. Nhưng thay vì vẽ vào các ô nhỏ, ta vẽ toàn cảnh trên khổ tranh quy định.

Những cảnh chính là những cảnh mà nếu không có nó, người xem sẽ không hiểu. Bước này nên lưu ý đến cảm xúc của mạch truyện. Từ đó mà chọn góc quay để vẽ.

5.3. Cách làm phim hoạt hình với diễn hoạt chuyển động, animation:

Diễn hoạt chuyển động có thể hiểu là bổ sung những hình vẽ phụ để tạo hiệu ứng chuyển động. Có hai cách để bạn thực hiện diễn hoạt đó là: Vẽ bằng tay, nhờ phần mềm hỗ trợ.

  • Vẽ bằng tay:

Đây là cách thủ công và truyền thống. Bạn sẽ vẽ những sự thay đổi nhỏ của nhân vật, bối cảnh. Bằng cách làm mờ các layer rồi bổ sung những chuyển động tiếp theo trên layer mới. Bước này tốt nhất nên vẽ trên máy. Vì vẽ trên giấy rất khó thực hiện khi canh vị trí tỷ lệ. Nên dùng thêm bản hắt sáng để hỗ trợ. Trên Google, Youtube có chỉ cách để làm animation. Bạn có thể tra từ khóa “how to make animation”.

  • Nhờ phần mềm hỗ trợ:

Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ diễn hoạt hoạt hình 2D như Adobe After Effects, Animiz, Web Cartoon Maker,...

Ngoài ra những phần mềm 3D cũng có hỗ trợ trong việc diễn hoạt chuyển động. Ưu điểm là phối cảnh gần như đạt chuẩn, các góc quay cũng đa dạng hơn. Yếu điểm là phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết cao hơn. Nếu là phim có sự đầu tư lớn thì nên tham khảo.

5.4. Phác thảo màu:

Nên chọn màu cho ánh sáng, bóng đổ và hiệu ứng phù hợp vì tác động của chúng sẽ mang đến hiệu ứng không hề nhỏ. Lúc này màu sắc chỉ cần tô đại vào để có cái nhìn tổng quan thôi. Không cần lo bị lem hay xấu. Chỉ cần tập trung chọn màu là được.

6. Cách làm phim hoạt hình: Bước cuối - KIỂM TRA TỔNG THỂ VÀ CHỈNH SỬA:

6.1. Kiểm tra tổng thể:

Là bước cần thiết phải có. Bạn cần đối chiếu một lượt từ giai đoạn kịch bản, thu âm đến các bản phác thảo, diễn hoạt. Xem mọi thứ đã logic, chặt chẽ, ưng ý hết chưa. Nếu chưa thì chỉnh sửa cẩn thận lại. Nên đối chiếu nhiều lần cho đến khi ưng ý nhất.

6.2. Bổ sung chi tiết, line, lên màu:

Sau khi đã xong giai đoạn quan trọng nhất. Ta sẽ trang trí nhan sắc, bề ngoài cho bộ phim.

Tập trung chi tiết vào các phụ kiện, góc khuất. Đồ lại các nét phác thảo nguệch ngoạc cho rõ ràng sạch sẽ. Đi lại màu cho gọn gàng xinh xắn. Tô điểm màu sắc, nhấn nhá sao cho cảnh phim bắt mắt và thể hiện được không khí của bối cảnh.

Màu sắc, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc của khung cảnh. Nếu thấy lấn cấn thì nên thay đổi màu sắc hoặc cách đổ bóng. Không nên tiết kiệm thời gian ở bước này.

Giai đoạn bổ sung chi tiết, đi nét và lên màu này sẽ cho khán giả thấy được mức độ tận tâm với bộ phim.

cach-lam-phim-hoat-hinh

6.3. Kiểm tra, chỉnh sửa lần cuối

Đây là bước cuối cùng rồi. Nhưng cũng đừng vì thế mà làm ẩu nhé. Bạn có thể để thành phẩm ở yên đó. Bởi vì khi phim vừa mới xong, não bộ đòi hỏi cần nghỉ ngơi. Sau hai, ba ngày hãy xem lại từ đầu tới cuối để kiểm tra khách quan hơn.

Như vậy, đã hoàn tất các bước để tự làm phim hoạt hình thật đơn giản rồi. Có thể giai đoạn đầu sẽ khó khăn và đôi khi cần nhiều nhân lực hỗ trợ. Nhưng từng bước cố gắng, tìm tòi và học hỏi trau dồi thêm. Mình tin chắc bạn sẽ làm được. Cố lên!