KINH NGHIỆM

CÁCH LÀM PHIM HOẠT HÌNH ĐƠN GIẢN P1: CHUẨN BỊ

  • 11/01/2023
  • 2203

Cách làm phim hoạt hình đơn giản và không quá khó như bạn nghĩ. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm hiểu xem mình có phù hợp hay không. Hãy xem qua giai đoạn chuẩn bị cần những gì nhé.

1. Cách làm phim hoạt hình đơn giản: Bước đầu tiên - Chuẩn bị kỹ năng cần thiết

Tuy tổng quá trình không quá cầu kỳ phức tạp. Nhưng để ra được một tác phẩm chỉnh chu, bạn vẫn cần trang bị ba kỹ năng, kiến thức: Vẽ; Edit video; khả năng tư duy, kể chuyện.

1.1. Kỹ năng cơ bản đầu tiên: Vẽ

Làm phim hoạt hình thì chắc chắn phải biết vẽ rồi. Có thể không cần đẹp. Nhưng phải có những kiến thức cơ bản. Ví dụ như tỉ lệ, bố cục, màu sắc, ánh sáng,...

Về trình độ thì, nếu là vẽ cho cá nhân thì chỉ cần đủ rõ để truyền đạt nội dung là được. Tốt nhất nên có nét riêng. Còn nếu muốn học vẽ để tham gia một dự án, công ty. Thì nên tìm hiểu nhu cầu của công ty, tổ chức đó. Nhưng đa phần những công ty lớn đều yêu cầu trình độ bán chuyên trở lên. Đồng thời có thể vẽ được nhiều nét khác nhau. Bạn có thể suy nghĩ đến việc đăng ký những khóa học để bước này trở nên đơn giản hơn.

>>> Tham khảo thêm: Khóa học vẽ minh họa ứng dụng <<<

1.2. Kỹ năng cần thiết thứ hai: Edit video

Đây là khả năng sử dụng các phần mềm edit video trên các thiết bị.  Có những người thì vẽ và chỉnh sửa hẳn trên một phần mềm như Photoshop hay Procreate. Tuy nhiên, những phần mềm này có những giới hạn trong việc lồng ghép hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng. Thế nên, việc sử dụng thêm những phần mềm edit video chuyên nghiệp rất đáng được tham khảo.

Edit video thật ra cũng không quá khó, nhưng cũng có chút phức tạp. Bạn nên kiên nhẫn dành thời gian tìm hiểu và lựa chọn phần mềm phù hợp với mình.

1.3. Khả năng tư duy, kể chuyện:

Một đoạn phim hoạt hình dù có ngắn đến đâu thì vẫn luôn có một cốt truyện, và nội dung muốn truyền tải. Câu chuyện, tình tiết được thiết kế càng thông minh, đoạn phim càng hấp dẫn. Để trau dồi và cải thiện kỹ năng này, bạn có thể đọc truyện, xem phim ảnh, hoạt hình. Nhưng là vừa xem vừa phân tích, tư duy. Nhớ để ý đến cả những tiểu tiết như cảnh phụ, lời thoại, thiết kế ngoại hình của nhân vật nữa.

Mách nhỏ cho bạn là, nếu bộ phim quá cầu kỳ chi tiết, nên làm việc theo nhóm. Khi đó, bạn chỉ cần nắm vững một chuyên môn, còn lại biết cơ bản là tốt nhất. Hãy phân việc ra và tập trung vào điểm mạnh nhất.

cach-lam-phim-hoat-hinh-don-gian

2. Cách làm phim hoạt hình đơn giản: Bước 2 - Chọn dụng cụ:

Sau khi đã trang bị những kiến thức nền tảng. Ta cần chuẩn bị cả dụng cụ. Đi đốn củi cũng cần có rìu mà, đúng không? Dụng cụ thì có hai phần: Phần cứng và phần mềm:

2.1. Phần cứng:

Trang thiết bị có thể dùng để vẽ và chỉnh sửa thì rất đa dạng. Tùy mục đích, khả năng kinh tế mà lựa chọn.

  • Pc: Dung lượng lớn, cấu hình khỏe và bộ nhớ lớn nhất. Tuy nhiên không thể di chuyển, mang vác được. Tiền đầu tư cũng khá lớn. Phù hợp với những bạn đã có kinh nghiệm và nghiêm túc theo đuổi.
  • Laptop, Ipad: Tính tiện dụng trong việc di chuyển cũng cao hơn. Giá thành cũng mềm hơn. Phù hợp với những bạn mới bắt đầu. Muốn làm quen và thử sức.
  • Điện thoại cảm ứng: Thiết bị này gần như giờ ai cũng có thể có. Nếu kinh tế quá eo hẹp, hay chỉ muốn thử cho vui thì cũng dùng được. Tuy nhiên rất bất tiện trong khâu vẽ, chỉnh sửa. Nếu bạn có điều kiện và muốn theo lâu dài, hãy tham khảo Ipad và Laptop.

Ngoài loại thiết bị cơ bản, bạn cũng nên cân nhắc đến nhãn hàng, cấu hình, dung lượng. Kể cả những ưu khuyết điểm của từng loại máy. Trên Youtube hoặc trong các cộng đồng yêu vẽ, design có những người chia sẻ kinh nghiệm. Cũng rất đáng để tham khảo.

2.2. Phần mềm:

Có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn. Tùy loại thiết bị và hệ điều hành mà bạn cân nhắc. Mình gợi ý vài cái cho bạn tham khảo nhé.

  • Để vẽ: Photoshop, Procreate, Ibispaint, Adobe Illustrator,...
  • Để edit video: Photoshop, Prograte, Shortcut, HitFilm Express,...

3. Cách làm phim hoạt hình đơn giản: Bước 3 - Xây dựng kịch bản

Khâu chuẩn bị gần như đã xong. Giờ chỉ cần lên kịch bản bằng văn bản là có thể dựng phim được rồi.

Phần kịch bản có thể được chỉnh sửa trong quá trình vẽ và edit video. Nhưng tốt nhất là nên được chốt vào giai đoạn phác thảo. Vì đến giai đoạn diễn hoạt chuyển động rất là tốn thời gian và công sức. Muốn làm lại rất khó.

Tốt hơn hết là mình nên có một cái cốt truyện được tóm tắt ngắn gọn. Văn bản này gồm những cột mốc thời gian gắn liền với các sự kiện chính. Để khi nếu văn bản chi tiết có vô tình bị lan man lạc đề thì có thể đối chiếu lại.

4. Cách làm phim hoạt hình đơn giản: Bước 4 - Lưu ý các chi tiết

Tình tiết:

Nên sắp xếp diễn biến câu chuyện, tâm lí nhân vật có sự logic cao. Làm phim hoạt hình ngắn gọn xúc tích là tốt. Nhưng cũng hạn chế cắt bớt các tình tiết quan trọng (Nhằm tránh gây khó hiểu cho người xem vì thiếu chi tiết).

Nên có những tình tiết căng thẳng gây cao trào. Đồng thời nên lồng ghép những cảnh nhẹ nhàng, hài hước. Gây hứng thú và thay đổi bầu không khí cho người xem.

Nhân vật, lời thoại:

Nhân vật chính là đại diện của cả bộ phim. Và lời thoại chính là một cách mà nhân vật bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Phần thiết kế nhân vật thật sự quan trọng. Bạn hãy dành nhiều thời gian để trau chuốt cho bước này. Từ ngoại hình đến nội tâm nhân vật. Kể cả nhân vật phụ cũng không nên thiết kế qua loa. Hãy cho mỗi nhân vật đều có cốt truyện của riêng mình.

cach-lam-phim-hoat-hinh-don-gian

Âm thanh:

Âm nhạc thật sự có thể kể chuyện. Hãy nhớ đến những lúc, chỉ nghe nhạc thôi mà cảm xúc dâng trào, trước mắt hiện lên bao nhiêu hình ảnh. Đó là khả năng khơi gợi cảm xúc và sáng tạo mà âm nhạc mang lại.

Hãy tìm hoặc sáng tác cho bộ phim một bài nhạc thích hợp. Có lẽ nhiều khi chính bài nhạc ấy sẽ thắp thêm động lực khi bạn nản lòng đấy.

Tiểu tiết:

Nhưng những bộ phim nổi tiếng và để lại nhiều giá trị sâu sắc nhất. Thường là những bộ phim có tiểu tiết được trau chuốt tỉ mỉ.

Tiểu tiết được xem là những cảnh phụ nằm trong Background như người qua đường, hoa rơi, gió thổi,... Hoặc là những lời thoại không trực tiếp ảnh hưởng đến cốt truyện gốc.

Tuy tiểu tiết không quá quan trọng. Nhưng để lồng ghép tiểu tiết một cách tinh tế thì lại là chuyện rất khó. Đòi hỏi khả năng quan sát, tích lũy kinh nghiệm và tư duy cao.

Đọc tiếp>>

>>> Xem thêm: Theo đuổi ngành phim hoạt hình cần những gì? <<<