1. Ứng dụng thiết kế đồ họa trong bộ nhận diện thương hiệu
Một trong số những ứng dụng thiết kế đồ họa phổ biến nhất chính là trong việc tạo ra bộ nhận diện thương hiệu.
Đối với mỗi doanh nghiệp, thương hiệu chính là tiếng nói, hình ảnh, cá tính cũng như thông điệp mà họ muốn truyền tải đến khách hàng. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhận diện thương hiệu sẽ theo doanh nghiệp trong suốt hành trình phát triển, hoặc trong một chu kỳ phát triển dài hạn.
Logo, kiểu chữ và màu sắc là những yếu tố cơ bản làm nên bản sắc của một bộ nhận diện. Chính vì thế, người thiết kế ngoài kiến thức chung trong lĩnh vực đồ họa. Cũng cần có đam mê nghiên cứu các ngành nghề, xu hướng và đối thủ cạnh tranh.
2. Thiết kế bao bì
Bao bì tạo ra ấn tượng đầu tiên cho khách hàng về sản phẩm. Tương tự như ứng dụng thiết kế đồ họa nhận diện thương hiệu. Mẫu mã bao bì mang đến thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải về thương hiệu.
Mặt khác, nó cũng đóng vai trò then chốt liệu khách hàng có quyết định mua sản phẩm đó hay không. Mà điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số sản phẩm và doanh thu doanh nghiệp.
Người thiết kế bao bì phải bám sát tổng thể nhận diện thương hiệu để đảm bảo duy trì tính liên kết, linh động cũng như sự tiện lợi của sản phẩm.
3. Thiết kế xuất bản & In ấn
Báo chí, tạp chí, sách, hay các phương tiện in ấn chính là đối tượng làm việc của lĩnh vực thiết kế xuất bản và in ấn.
Các Designer làm việc trong lĩnh vực này thường chú trọng vào:
- Thiết kế chữ, font chữ.
- Sử dụng hình ảnh minh họa, bố cục.
- Thiết kế minh họa,
- ...
Ngoài ra, các quy tắc về màu sắc sử dụng trong in ấn, xuất bản cũng là một kỹ năng không thể thiếu.
4. Thiết kế Truyền thông Marketing
Đây là ứng dụng thiết kế đồ họa phổ biến nhất hiện nay. Phần lớn khi mọi người nghe đến thuật ngữ “thiết kế đồ họa”, sẽ dễ liên tưởng đến lĩnh vực thiết kế đồ họa truyền thông.
Người làm trong lĩnh vực này luôn phải kết hợp giữa các nguyên tắc thiết kế, nghệ thuật với những thông tin về định hướng doanh nghiệp, tính chất sản phẩm, insight khách hàng,...
Tất nhiên, các sản phẩm mà đội ngũ này tạo ra cũng vô cùng đa dạng. Có thể kể đến như: Nội dung billboard, biển quảng cáo, leaflet, flyer, name card, banner, standee, poster,... Không chỉ vậy, họ còn:
- Chịu trách nhiệm thiết kế đồ họa cho Website.
- Tạo ra các hình ảnh, chất liệu trên Social Media, Digital Brochure, Email Marketing,...
5. Thiết kế không gian
Ứng dụng thiết kế đồ họa này nhằm cải thiện các trải nghiệm không gian. Đây là lĩnh vực kết nối giữa đồ họa, kiến trúc, nội thất cảnh quan và công nghiệp. Công việc này đòi hỏi chuyên môn, không chỉ trong thiết kế đồ họa. Mà còn những kinh nghiệm thực tiễn về nội thất và kiến trúc.
>>> Xem thêm: Khóa học diễn họa marker tại Digiart Academy <<<
6. Ứng dụng thiết kế đồ họa trong thiết kế UI
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, thiết kế UI (thiết kế giao diện người dùng User Interface) trở thành một nghề Hot với mức lương hấp dẫn. Công việc cụ thể của các Designer trong lĩnh vực này là tạo ra giao diện cho phần mềm, ứng dụng, website,... sao cho hấp dẫn, trực quan và thân thiện với người dùng. Họ không làm việc độc lập. Thường UI/UX sẽ song hành với nhau. Với UX (User Experience), đó chính là đảm bảo việc trải nghiệm người dùng thật hiệu quả.
Bên cạnh việc thành thạo trong sử dụng các phần mềm và kỹ năng thiết kế đồ họa. Thiết kế UI/UX đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ lập trình như HTML, C#, CSS hoặc JavaScript.
7. Thiết kế chuyển động
Bạn là người yêu thích những xu hướng mới của ngành sáng tạo?
Bạn yêu thích sự chuyển động, hình ảnh, bố cục?
Hoặc có mong muốn làm phim hoạt hình hoặc hoạt động trong ngành truyền thông đa phương tiện,...?
Vậy thì lĩnh vực thiết kế chuyển động chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Với công việc này, bạn cần tạo ra âm thanh, video, hình ảnh, kiểu chữ, các hoạt ảnh và rất nhiều hiệu ứng khác. Các sản phẩm được sử dụng trong phim ảnh, truyền hình, tvc quảng cáo hoặc các phương tiện truyền thông trực tuyến.
Trong tương lai, xu hướng triển vọng sẽ là Video Marketing. Do đó, ngành này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội cho bạn.
Tại Digiart Academy, chúng mình có một số khóa học về chuyển động mà bạn có thể tham khảo. Chẳng hạn như khóa Motion Graphic 3D Basic và Motion Graphic 2D Level Up.
8. Ứng dụng thiết kế đồ họa - minh họa
Nhiều năm trở lại đây, ứng dụng minh họa của ngành thiết kế đồ họa đang dần lên ngôi. Mặc dù đây không phải là kiểu thiết kế đồ họa mang tính kỹ thuật. Song ứng dụng của thiết kế minh họa lại vô cùng phổ biến. Và được ưa chuộng trên phim ảnh, tạp chí, sách báo, game,...
Rất nhiều thương hiệu đã lựa chọn những thiết kế minh họa làm phương tiện truyền tải thông điệp của sản phẩm.
Tạm kết
Trên đây, Digiart Academy vừa giới thiệu cho bạn những ứng dụng thiết kế đồ họa cơ bản nhất. Bạn thấy đấy! Trong ngành thiết kế có rất nhiều lĩnh vực mà bạn có thể lựa chọn. Đây được đánh giá là công việc mở ra nhiều cơ hội đi kèm với mức lương hấp dẫn. Do đó, nếu bạn đang muốn “dấn thân” vào ngành thì đừng chần chừ mà hãy bắt đầu ngay với những bước nền tảng đầu tiên nhé!