1. Giới thiệu về tư duy và cảm xúc.
1.1. Tư duy là gì?
Là những hoạt động thuộc về tinh thần. Chúng sẽ xây dựng nhận thức đúng đắn về sự vật xung quanh. Từ đó giúp bạn tìm được cách giải quyết, ứng xử với nó một cách hợp lý thông qua hoạt động vật chất.
Bằng những nhận thức khái quát, tích cực, sáng tạo, tư duy giữ vai trò quan trọng:
- Mang đến cho con người những tri thức về thế giới xung quanh.
- Giúp trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển.
- Dùng suy nghĩ, xem xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
Ví dụ đơn giản như quá trình vận dụng công thức phù hợp để giải bài toán đố, hay lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong giao tiếp. Đó là tư duy.
1.2. Cảm xúc là gì?
Là những phản ứng, thái độ hay rung cảm khi ngoại cảnh xung quanh tác động. Cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp và không ổn định. Nếu tư duy xem xét đánh giá để hoạt động đúng đắn thì cảm xúc hỗ trợ việc lựa chọn hành động phù hợp. Ví dụ một trong số những nguyên nhân lựa chọn việc làm là vì bản thân vui khi làm việc.
Dựa vào sư phân tích của bộ não về những tác động đó mà có vô số những cảm xúc khác nhau. Và có thể chia làm hai nhóm:
- Cảm xúc tích cực như vui vẻ, lạc quan, yêu thương…
- Cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi, u buồn…
2. Phát triển tư duy thông qua vẽ tranh thiên nhiên.
2.1. Tư duy hình ảnh.
Quá trình vẽ tranh là việc vẽ lại hình ảnh lưu trong não bộ thông qua sự quan sát của mắt. Với cơ chế này nên trong lúc vẽ tranh phong cảnh thiên nhiên. Người vẽ cũng sẽ được rèn luyện và phát triển những tư duy hình ảnh.
Tư duy hình ảnh góp phần quan trọng không chỉ trong hội họa mà cả trong đời sống:
- Chọn lựa hình ảnh, cách thể hiện phù hợp để truyền tải được ý định, sở thích, mong muốn trong thiết kế của mình.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh từ tổng thể đến chi tiết, từ xa đến gần.
- Sử dụng, sắp xếp các hình ảnh hợp lý, logic, rõ ràng, diễn tả được nội dung mong muốn.
- Hỗ trợ trong quá trình lập kế hoạch, hướng dẫn, đào tạo.
Một cuốn sách của Willemien Brand “Tư Duy Hình Ảnh”, phân tích nhiều khía cạnh về vấn đề này. Bạn có thể tham khảo thêm.
Bức trnah thiên nhiên của họa sĩ Jonh Constable
2.2. Tư duy đường nét, màu sắc.
Hoạt động vẽ tranh thiên nhiên thông qua việc đi nét, tô màu đã tạo nên cảm quan sinh động về đường nét, màu sắc. Như việc tạo điều kiện, môi trường để người vẽ tìm hiểu kiến thức về chúng. Hay việc thực hành vận dụng những kiến thức, hoặc đôi khi là cảm giác, bản năng tự nhiên vào tranh vẽ… Thì cũng đã tích lũy mỗi ngày tạo nên nền tảng tư duy về đường nét và màu sắc.
Đường nét và màu sắc có những ngôn ngữ, tiếng nói riêng. Việc học lưu loát hai ngôn ngữ này để xây dựng tư duy vững vàng sẽ giúp:
- Tạo nên sức mạnh truyền thông.
- Tạo nên giá trị thẩm mỹ.
- Khai phá khả năng tưởng tượng, sáng tạo cái mới.
2.3. Tư duy tổng thể, bố cục.
Với không gian rộng, nhiều chi tiết cảnh vật nên vẽ tranh thiên nhiên cũng sẽ tạo nên tư duy tốt về tổng thể và bố cục. Tư duy này sẽ góp phần quan trọng trong:
- Đánh giá bao quát vấn đề.
- Cái nhìn khách quan về các góc cạnh khác nhau.
- Phân tích các vấn đề có chính, phụ - trọng tâm, thứ yếu.
3. Nuôi dưỡng cảm xúc thông qua vẽ tranh thiên nhiên.
3.1. Những khoảng lặng cân bằng.
Thiên nhiên vốn dĩ mang đến sự bình yên thoải mái. Người vẽ được hòa mình vào không gian đó. Các giác quan được tác động. Não bộ sẽ phân tích và tạo nên những xúc cảm thú vị mà khó có thể tìm thấy ở hoạt động khác. Và chúng sẽ tạo nên khoảng lặng bên trong người vẽ. Khơi dậy sự cân bằng trong tâm trí. Hãy thử quan sát một người họa sĩ đang vẽ tranh thiên nhiên, bạn sẽ thấy phong thái vô cùng điềm nhiên, thư thả.
Tranh vẽ của họa sĩ Albert Bierstadt
3.2. Giảm căng thẳng, khơi niềm vui khi vẽ tranh thiên nhiên
Khi sự tập trung của tâm trí hướng về phong cảnh trước mắt và thể hiện chúng lên tác phẩm. Thì những lo âu, áp lực của những vấn đề khác chắc chắn sẽ lắng dịu. Giúp giảm căng thẳng một cách hiệu quả. Và khi căng thẳng qua đi, lo lắng qua đi, niềm vui sẽ đến.
Hiện nay có rất nhiều workshop hay khóa học về vẽ tranh. Và chủ đề thiên nhiên luôn là chủ đề thu hút nhiều sự tham gia. Đối tượng thường là các bạn, anh chị đã đi làm. Điều này khẳng định rằng vẽ tranh là giải pháp để giải tỏa áp lực cuộc sống, mang đến niềm vui.
3.3. Chế tác cảm xúc tích cực thông qua vẽ tranh thiên nhiên.
Đây là một giá trị quý giá mà việc vẽ tranh mang lại. Chế tác những cảm xúc tích cực là có thể tạo ra hoặc khơi dậy, truyền nguồn năng lượng, cảm hứng. Tại sao vẽ tranh lại có thể làm được điều này? Vì quá trình vẽ tranh là thời gian bạn không phải chịu quá nhiều tác động của yếu tố bên ngoài. Bạn có thể nhìn lại và lắng nghe mình. Và đôi khi sẽ khiến bạn có thể nhìn sự việc bằng một góc độ khác. Một góc độ hài hòa hơn, ít căng thẳng hơn. Và khi những việc tiêu cực không còn thì những cảm xúc tích cực sẽ xuất hiện.
Tuyệt phẩm của họa sĩ lừng danh Vincent Van Gogh
Ngoài ra, chủ đề về thiên nhiên rất dễ tiếp cận với rất nhiều đối tượng. Dù cho bạn là người mới biết vẽ hoặc chưa vẽ bao giờ. Thiên nhiên vốn chứa đựng trong nó sự thoải mái, tự do và bình yên. Nên thông qua vẽ tranh chúng sẽ trao cho bạn nguồn năng lượng và cảm hứng.
Đồng thời, việc nhìn thành quả tác phẩm của mình sau khi vẽ sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng và niềm vui. Bạn sẽ có thể bất ngờ về khả năng hội họa của chính mình.