KINH NGHIỆM

VẼ PHỐI CẢNH VÀ NHỮNG LỖI CẦN LƯU Ý

  • 01/12/2022
  • 1111

Vẽ phối cảnh cần lưu tâm đến vị trí của vật so với vị trí đứng và đường chân trời để tránh mắc lỗi. Nắm được các quy tắc này, tranh phối cảnh sẽ rất “thật” và có chiều sâu.

Được sử dụng nhiều trong các bức tranh phong cảnh, không gian kín và mở. Vẽ phối cảnh có thể được xem là hình ảnh 3 chiều trên thực tế được thể hiện dưới một bề mặt 2 chiều với các quy luật trong hội họa. Tuy nhiên, để diễn đạt cho đúng và đẹp mắt ta cần lưu ý các lỗi như sau:

1. Lỗi các cạnh song song trong vẽ phối cảnh

Hình vuông, chữ nhật, hình hộp, … Bất kỳ dạng hình học nào chứa các cạnh song song đều rất dễ mắc phải lỗi này. Bởi theo tính chất của điểm tụ, các cạnh song song rồi sẽ gặp nhau tại một điểm. Nghĩa là trên thực tế, các cạnh song song sẽ có xu hướng hẹp lại tùy vào vị trí. Vật có kích thước càng lớn, càng kéo dài thì càng dễ nhận thấy tính chất này.

ve-phoi-canh

Theo quy tắc này, mọi vật thể song song hướng về đường chân trời đều phải dần hẹp lại. Từ đường ray xe lửa, tòa nhà cho đến các chủ thể nhỏ hơn như ô cửa, gạch đường… Trừ một số vị trí đứng đặc biệt không tồn tại đường chân trời, các cạnh mới song song.

2. Lỗi các cạnh phân kỳ trong vẽ phối cảnh

Ngược lại với điểm tụ, phân kỳ là lỗi các cạnh song song có xu hướng mở rộng ra. Lỗi này chủ yếu thường bắt gặp ở các họa sĩ mới vào nghề. Chủ yếu vì không thể xác định vị trí của vật so với đường tầm mắt.

Mắc lỗi này sẽ khiến tranh gượng gạo và thiếu đi chiều sâu. Bởi lúc này đường chân trời trong tranh dường như đi ngược về phía đối diện. Tranh vẽ phối cảnh trông sẽ không “thật” và dễ khiến người xem rối mắt.

>>> Xem thêm: Giới thiệu về đường tầm mắt, đường chân trời và điểm tụ trong hội họa <<<

3. Lỗi các cạnh dài bằng nhau trong vẽ phối cảnh

Theo quy luật xa – gần, các vật càng gần vị trí đứng trông sẽ càng lớn và ngược lại. Nghĩa là các cạnh dù cùng kích thước nhưng lại có cảm giác dài ngắn khác nhau tùy vị trí. Thêm nữa các cạnh được đặt nghiêng trông sẽ ngắn hơn các cạnh thẳng.

Bởi lẽ bộ não và đôi mắt con người rất dễ bị đánh lừa bởi quy luật xa gần. Việc vẽ các cạnh có độ dài cùng kích thước tuy đúng với thực tế nhưng lại không phù hợp cách nhìn của đôi mắt. Do đó tranh phối cảnh sẽ mang lại cảm giác giả tạo không thực tế.

4. Lỗi mặt trên và mặt dưới bằng nhau 

Tương tự các lỗi phối cảnh kể trên, lỗi mặt trên và mặt dưới được giải thích bằng vị trí đứng. Khi nhìn từ trên xuống, đáy mặt dưới luôn có cảm giác lớn hơn mặt trên và ngược lại. Dễ thấy nhất trong các tranh vẽ tĩnh vật lọ hoa, phần đáy luôn có cảm giác phình dày và rộng.

ve-phoi-canh

Quy luật này áp dụng vào tất cả các vật thể có mặt trên và mặt dưới từ hình hộp, tòa nhà, ống nước… Tùy vào góc nhìn dưới lên hoặc trên xuống và tranh phối cảnh sẽ phải điều chỉnh to nhỏ khác nhau.

Tạm kết:

Việc phối cảnh đúng sẽ giúp bức phát họa, cũng như tranh vẽ trở nên thực tế và bắt mắt. Do đó, có thể xem phối cảnh đúng chính là một trong những kỹ năng hàng đầu mà người họa sĩ cần nắm vững. Và làm chủ tính ứng dụng vẽ phối cảnh trở nên dễ dàng hơn nếu qua các trường lớp đạo tạo bài bản. Mình xin đề xuất khóa học Ký Họa và Diễn Họa Marker từ Digiart Academy có thể giúp bạn hiểu sâu và thực hành phối cảnh thật nhuần nhuyễn nhé.