KINH NGHIỆM

VẼ BẰNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI - KẾT THÚC CỦA NGÀNH VẼ?

  • 21/10/2022
  • 1220

Gần đây, trong giới vẽ đang xôn xao việc vẽ bằng trí tuệ nhân tạo AI lại đoạt giải nhất trong cuộc thi nghệ thuật. Thành phẩm mà trí tuệ nhân tạo vẽ ra có đang làm lung lay giá trị nghệ thuật thật sự?

1.  VẼ BẰNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AI CÓ TẠO RA NGHỆ THUẬT?

1.1. Vẽ bằng trí tuệ nhân tạo:

1.1.1. Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo hay AI, là trí thông minh về nhận thức của máy móc, công nghệ. Nó có thể học hỏi và giải quyết vấn đề. Hai thứ đó là các chức năng nhận thức giúp con người phát triển hơn các loài còn lại.

1.1.2. Tại sao lại có sức ảnh hưởng đến giới vẽ?

Tạo ra tranh đẹp: Từ khi AI ra đời, nó đã làm con người e ngại bởi những khả năng có thể thay thế con người. Và giờ đây, nó còn có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Những tác phẩm vô cùng bắt mắt và ấn tượng. Thứ mà không phải họa sĩ nào cũng đạt tới trình độ để vẽ ra.

Giao dịch - Buôn bán: Nó còn ảnh hưởng nhiều về mặt kinh tế. Khi người dùng có thể bán các bức tranh từ AI với giá khá cao. Thậm chí có giá lên tới vài trăm ngàn đô.

Nhưng, đó có phải nghệ thuật không? Đẹp thôi liệu có đủ?

ve-bang-tri-tue-nhan-tao

1.2. Nghệ thuật thật sự:

1.2.1.   Sống, tâm hồn và nghệ thuật:

Mình vẫn luôn nghĩ, tại sao đất nước đã và đang Hiện đại hóa - Công nghiệp hóa các ngành nghề. Nhưng mình vẫn thích những chiếc ly gốm được nặn thủ công cần mẫn. Thích những đường thêu tỉ mỉ không cái nào giống cái nào.

Mình nghĩ, không chỉ trong nghệ thuật mà còn cả trong đời sống. Quan trọng là “Bạn đã cảm nhận được gì?”. Sống không chỉ hoàn thành chỉ tiêu, tồn tại qua ngày rồi lại lãng quên. Sống là từng hơi thở, là cảm nhận, là thổi hồn vào mỗi thứ mình làm. Thứ hơi ấm mà không một cỗ máy nào bắt chước được. Và đó mới chính là thứ tạo nên nghệ thuật thật sự.

1.2.2.   Sự khác biệt:

Vì là máy móc được lập trình sẵn. Nên những sản phẩm của chúng cái nào cũng giống cái nào. Chỉ có nặn bằng tay, vẽ bằng mắt mới làm nên sự đa dạng. Mỗi một sản phẩm đều có những nét chấm phá riêng biệt, phong cách riêng biệt độc đáo và là duy nhất. Dù có sao chép cũng không thể giống 100% được.

1.2.3.   Bản quyền - cái tôi của nghệ sĩ:

Mỗi tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nghệ sĩ. Nó thể hiện màu sắc, cá tính của chính người đó. Nó còn là đại diện cho cái tôi, con người của họ. Còn trí tuệ nhân tạo? Cốt lõi vẫn chỉ là lấy tranh của các nghệ sĩ rồi hòa trộn với nhau. Liệu có phong cách vẽ riêng biệt?

ve-bang-tri-tue-nhan-tao

2. NGÀNH VẼ - GIÁ TRỊ THẬT SỰ Ở ĐÂU?

2.1. Ngành vẽ liệu có chết đi do vẽ bằng trí tuệ nhân tạo AI?

Có thể giai đoạn đầu, khi trí tuệ nhân tạo còn lạ, thì giới vẽ có thể bị nhạt màu một chút. Nhưng nhanh thôi, rồi những bất cập mà AI mang lại sẽ lộ ra:

  • Không có tính bản quyền, và thuộc quyền sở hữu của một cá thể nào. Do đó, ai cũng có thể sử dụng miễn phí và không giải quyết được vấn đề tranh chấp được pháp luật bảo vệ. Hiện tại có nhiều nơi đã cấm bán tranh do trí tuệ nhân tạo làm ra.
  • Không thể vẽ chính xác những ý tưởng chỉ trong vài lần. Cũng như những chi tiết sẽ không thể khắc họa hoàn hảo như ý mình muốn.
  • Style hay nét riêng cũng ảnh hưởng đến lựa chọn của khách hàng.
  • Đam mê được vẽ, được cầm bút sẽ thôi thúc những dân vẽ thật sự trở lại ngành.

2.2. Giá trị mà ngành vẽ đem lại:

2.2.1.   Đối với khách hàng:

Người với người vẫn là sự kết nối hiệu quả nhất. Có những dự án lớn, cần nhiều sự chính xác thì AI không thể làm tốt bằng con người. Đặc khi trao đổi công việc, thống nhất, sửa chữa tác phẩm thì rất cần tính linh hoạt và chủ động.

Với sự đa dạng, lựa chọn khác nhau vì mỗi người một Style riêng cả về nét vẽ lẫn cái tôi. Điều mà AI hoàn toàn không thể đáp ứng.

Ngoài ra, sự kết nối các mối quan hệ là điều cần thiết. Mọi việc khó khăn có thể giải quyết bằng sự khôn khéo và cảm thông. Những giai đoạn cộng tác với nhau có thể góp phần tạo nên mạng lưới mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

2.2.2.   Đối với dân vẽ:

Đam mê được cầm bút, được vẽ, được thể hiện cái tôi, AI làm sao thỏa mãn được.

Vẽ đôi khi còn là cách tâm sự những điều ấp ủ trong lòng. Giao tiếp với thế giới này một cách nhẹ nhàng và kín đáo. Cũng như gửi gắm thông điệp qua từng bức tranh.

Những người chung quan điểm sống, cách nhìn nhận sự việc luôn tìm được nhau thông qua sự kết nối ở những bức tranh. Dù bạn có là ai, ngành nghề nào thì nghệ thuật vẫn là cầu nối.

2.2.3.   Đối với người thưởng thức:

Nghệ thuật là để cảm nhận để suy ngẫm, thẩm thấu và tinh tế nhận ra những ngụ ý của người vẽ.

Đôi lúc ngắm tranh là để giải tỏa, đôi lúc lại là thú vui. Có một số rất thích sưu tầm các tranh vẽ. Để ngắm, để gìn giữ, để lưu truyền và đôi khi còn mở ra nhiều cuộc giao dịch để thu về khoản tiền khổng lồ cho các thế hệ sau.

2.2.4.   Đối với xã hội:

Góp phần đa dạng hóa ngành nghề, tạo công ăn việc làm và nhiều nguồn thu nhập tốt. Các tác phẩm còn dùng để trang trí nhà cửa hay điểm tô cho đường phố thêm sống động.

Nhờ vào tính lưu truyền. Những bức tranh đã khắc họa và lưu giữ những nét đẹp lịch sử. Giúp ích cho bộ phận nghiên cứu khoa học và tạo nguồn cảm hứng cho các ngành nghệ thuật giải trí khác.

3. Tạm kết:

Vẽ không chỉ là thành quả mà còn là cả một quá trình. Ta luôn học được nhiều điều trong quá trình tạo ra một tác phẩm. Và đọng lại những bài học và kinh nghiệm quý giá khi nhìn lại quãng thời gian theo đuổi ngành nghề này. Kí ức và cảm xúc hoài niệm là thứ mà AI không thể nào thay thế được.

Vậy nên, nếu bạn manh nha muốn trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp. Hãy mạnh mẽ theo đuổi tiếng nói bên trong mình. Cầm bút lên và vẽ thôi nào!

 

Digiart Academy mang đến sự hỗ trợ trên cả mong đợi!

HỌC VẼ ĐỒ HỌA ĐƯỢC KÈM CẶP 1-1 TẠI ĐÂY!