1. Tỷ lệ vàng là gì?
Tỷ lệ vàng (The Golden Ratio) là một khái niệm phổ biến trong toán học. Thuật ngữ này bắt nguồn từ Hy Lạp dựa trên các dãy số hình thành trong tự nhiên. Giải thích một cách dễ hiểu nhất, tỷ lệ vàng xuất hiện khi:
- Một đoạn thẳng gồm 2 đoạn gồm đoạn dài (a) và đoạn ngắn (b).
- a chia cho b (a/b) sẽ bằng tổng của hai đoạn (a+b) chia cho a.
- Kết quả của phép tính trên gần bằng 1.618.
Tỷ lệ vàng được giới khoa học ví như vẻ đẹp của sự hài hòa và cân đối. Bởi lẽ, não bộ con người được lập trình để tiếp nhận và bị thu hút bởi tỷ lệ vàng. Bất kỳ cấu trúc nào có sự xuất hiện của tỷ lệ vàng đều tác động mạnh đến não bộ.
Vì lý do đó, khái niệm này được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên khắp các lĩnh vực. Toán học, nghệ thuật, kiến trúc… Các thành tựu thị giác ít nhiều đều sẽ cần sự hỗ trợ của tỷ lệ vàng.
2. Ứng dụng của tỷ lệ vàng trong hội họa
Từ tỷ lệ 1:1.618, tỷ lệ vàng có thể phát triển thành rất nhiều cấu trúc khác nhau.
- Xoắn ốc vàng
Quen thuộc nhất phải kể đến chính là “xoắn ốc vàng” dựa trên dãy Fibonacci. Theo tỷ lệ này, các hình vuông sẽ có kích thước bằng hai số trước đó. Dãy số sẽ bắt đầu từ 0 và 1. Nghĩa là chúng ta sẽ có một “xoắn ốc vàng” cấp số nhân với tỷ lệ 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13…
- Quy tắc 1/3
Dùng tỷ lệ vàng chia bức ảnh thành 3 phần không bằng nhau. Trong đó cột thứ nhất và thứ ba bằng một, cột giữa là 0.618. Tương tự với hàng ngang, hàng thứ nhất và thứ ba là một, hàng giữa là 0.618. Cấu trúc này sẽ đặt năng lượng vào trung tâm bức ảnh, tạo sức ép, trọng tâm cho bố cục.
Không ít bìa tạp chí, tranh chụp nghệ thuật hiện đại thành công dựa trên nguyên tắc này. Ngoài tỷ lệ kể trên, vẫn còn có rất nhiều cách để áp dụng quy tắc 1/3. Chẳng hạn sử dụng tỷ lệ 1:1:1 nhưng đặt các vật ở 4 góc ở hình trung tâm.
- Quy tắc hình tròn vàng
Cũng với áp dụng lên đường thẳng và các hình vuông, tỷ lệ vàng có thể ứng dụng lên hình tròn. Phổ biến nhất là vòng tròn bên trong hình vuông có tỷ lệ 1:1.618 so với vòng tròn hình vuông liền kề. Hoặc các vòng tròn liền kề giao nhau với tỷ lệ đúng bằng 1:1618.
3. Tỷ lệ vàng trong các bức họa nổi tiếng
Các bức họa Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, Nàng Mona Lisa… trước nay vẫn được ví như báu vật của lịch sử hội họa thế giới. Câu chuyện tỷ lệ vàng gắn liền với các tác phẩm này gần như ai trong số chúng ta cũng từng được nghe tới bất kể có theo đuổi hội họa hay không.
Ở kiệt tác “Bữa Ăn Tối Cuối Cùng” của đại danh họa Leonardo da Vinci, trọng tâm của bức ảnh là nhân vật Chúa Giê - Su. Theo đó tỷ lệ vàng được tính toán bằng các khối chữ nhật giao nhau để cân đối bố cục. Leonardo từng phải hủy bỏ tác phẩm làm lại từ đầu chỉ vì tỷ lệ trần nhà chưa thật sự cân đối so với bức ảnh.
Đối với “Nàng Mona Lisa”, tỷ lệ vàng được tính toán theo “xoắn ốc vàng”. Đây có lẽ hình tượng tỷ lệ vàng thành công nhất trong lịch sử hội họa. Bởi không ai là không biết đến vẻ đẹp “tự nhiên” vượt thời gian của Nàng Lisa.
Tạm kết:
Có thể thấy tỉ lệ vàng được ứng dụng rộng rãi trên nhiều phương diện và nhất là trong các tác phẩm hội họa. Để nhận biết và ứng dụng thành thạo tỷ lệ vàng quả là một điều không dễ dàng. Việc tham gia các khóa học vẽ uy tín sẽ nâng cao khả năng tư duy thẩm mỹ để tìm ra tỷ lệ vàng một cách hiểu quả hơn đó.