1. VAI TRÒ CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÌA SÁCH ĐẸP
Khi thị hiếu người đọc đối với hình thức của một cuốn sách càng tăng cao. Vai trò của trang bìa cũng từ đó mà càng được chú trọng. Cũng như bao bì sản phẩm, bìa sách càng bắt mắt dễ dàng thu hút người mua tiềm năng hơn. Góp phần giúp những cuốn sách đến gần tay người đọc.
Hình 1. Những cuốn sách trên kệ được trình bày đẹp mắt, đảm bảo thu hút ánh nhìn người xem
Họa sĩ Ngô Xuân Khôi từng chia sẻ rằng các bìa sách đang đứng giữa ranh giới giữa nghệ thuật và thương mại. Theo ông, việc thiết kế bìa sách đòi hỏi sự hài hòa giữa hai yếu tố này là một sự cần thiết. Thật vậy, bìa sách đóng vai trò không chỉ đơn thuần là “chiếc áo giáp” bảo vệ những trang sách. Mà còn là hiện thân của tác giả, là linh hồn cuốn sách để giao tiếp với độc giả. Vì thế, có thể cho rằng bia sách chính là công cụ tiếp thị và gây ấn tượng đầu mạnh mẽ.
Một thiết kế bìa sách đẹp, hoàn chỉnh bao gồm bìa trước, bìa sau, và gáy sách. Trong khi bìa trước chính là “nam châm” thu hút sự chú ý của người mua. Thì bìa sau lại là “mỏ neo” kích thích sự tò mò của độc giả. Gáy sách là không gian để các nhà thiết kế bìa sách trình bày để cuốn sách có thể nổi bật trên kệ trưng bày.
2. CÔNG VIỆC CỦA HỌA SĨ VẼ BÌA
Chuyên gia thiết kế bìa sách, hay còn được gọi là họa sĩ vẽ bìa sách. Là người cân bằng mức độ thẩm mỹ giữa văn bản, đồ họa của những trang bìa. Không chỉ kỹ năng sử dụng thành thạo Photoshop, Illustrator, hay các công cụ hỗ trợ khác, … Nhà thiết kế bìa sách chuyên nghiệp cần phải có kỹ năng sắp xếp bố cục, màu sắc, kiểu chữ. Và đặc biệt là kỹ năng nghiên cứu hành vi người đọc. Với khả năng nắm bắt xu hướng và hiểu rõ nhu cầu thị trường. Họ có thể nhuần nhuyễn trong việc truyền đạt thông điệp từ tác giả thông qua trang bìa ấn tượng. Và thuyết phục độc giả từ giây phút đầu tiên.
Hình 2. Tạ Quốc Kỳ Nam - chàng họa sĩ minh họa bìa nổi tiếng với gia tài bìa sách ấn tượng
Dù cho làm việc với nhà xuất bản hay với tác giả độc lập, nhà thiết kế bìa sách đều đóng vai trò là một người tiếp thị sách qua việc minh họa trang bìa. Họ phải nghiên cứu và phát triển ý tưởng dựa trên nội dung cuốn sách mà họ chịu trách nhiệm.
Để thiết kế bìa sách đẹp, họ biến tấu các gam màu, sắp xếp bố cục, và thành thạo trong việc sử dụng font, kích cỡ chữ để tạo hiệu ứng thị giác tốt. Trước khi đi đến bản thiết kế hoàn thiện. Họ hợp tác với các bộ phận Sáng tạo, Hiệu đính,... để đưa ra các bản mockup cho nhà sản xuất để nhận phản hồi. Sau khi đã chỉnh sửa theo hướng dẫn của nhà sản xuất/ tác giả thì dự án thiết kế bìa sách hoàn thành và đến bước thanh toán chi phí.
3. 5 NGUYÊN TẮC ĐỂ THIẾT KẾ BÌA SÁCH ĐẸP BẠN NÊN LƯU LẠI
3.1 HIỂU RÕ NỘI DUNG CUỐN SÁCH
Hiểu được nội dung tác phẩm để nắm chắt tinh thần, giọng văn, ngữ cảnh của tác giả muốn truyền đạt là điều bạn nên làm trước khi lên ý tưởng. Bạn cần đặt bản thân vào vị trí của tác giả và người xem. Để “phiêu” theo những cảm xúc từ lúc họ nhìn vào bìa sách và đến khi đọc cuốn sách đó.
3.2 LỰA CHỌN FONT, KÍCH CỠ CHỮ HỢP LÝ
Việc lựa chọn font chữ phù hợp là rất quan trọng. Ta sẽ khó chấp nhận một cuốn tiểu thuyết tội phạm lại được trình bày với font chữ nữ tính. Hoặc cuốn sách self-help lại mang font hơi hướng gothic, cổ điển, đúng không nào? Và sử dụng quá nhiều font chữ trong một thiết kế là điều tối kỵ. Ngoài ra kích cỡ chữ cũng nên theo các quy tắc trình bày, các tiêu chí dễ nhìn, dễ đọc, và hài hòa với tổng thể bố cục.
Hình 3. Bạn có thể lấy cảm hứng sáng tạo từ thư viện sách trên các công cụ tìm kiếm
3.3 XỬ LÝ MÀU SẮC MỘT CÁCH HÀI HÒA
Dù cho phong cách đa dạng, hay thử nghiệm nhiều thể loại mới lạ, và sáng tạo trong cách thể hiện. Bạn cũng đừng bỏ qua việc sử dụng màu sắc như công cụ truyền tải thông điệp. Vì mỗi một gam màu dều mang một ý nghĩa của riêng mình. Việc xử lý màu sắc thành thạo trong thiết kế còn đem lại hiệu ứng thị giác tốt, gây thiện cảm với độc giả. Tránh đi theo lối mòn sáo rỗng, như cách một cuốn tiểu thuyết tình yêu đều phải mang màu hồng. Hay những nội dung gây ám ảnh sẽ có hình minh họa gây khó chịu. Hãy sáng tạo để nhận được sự đón nhận từ độc giả, bạn nhé!
3.4. KẾT HỢP ĐỒ HỌA HIỆU QUẢ VÀ CÂN NHẮC TRƯỚC KHI SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CÁ NHÂN
Hãy nhớ đơn giản luôn là chìa khóa! Việc kết hợp hình minh họa và văn bản trong thiết kế sẽ gây ấn tượng với người xem. Tuy nhiên, cần hạn chế:
- Quá nhiều hình minh họa gây rối mắt, tạo cảm giác khó chịu.
- Quá ít đồ họa, làm bố cục lỏng lẻo, rời rạc không chủ đích.
Hơn nữa, trước khi sử dụng hình ảnh cá nhân, bạn nên cân nhắc về mức độ nhận biết, độ phủ sóng của chủ nhân hình ảnh đó để có thể kích cầu thị trường. Ví dụ với một cuốn sách tự sự từ một tác giả không tên tuổi, việc dùng hình ảnh người đó sẽ thu hẹp doanh thu cuốn sách bởi không đem lại ấn tượng với người xem.
Hình 4. Cuốn sách truyền cảm hứng nổi tiếng từ Michelle Obama với chiếc bìa đơn giản kết hợp hình ảnh cá nhân của cô
3.5 THỰC HIỆN THEO HƯỚNG DẪN
Và cuối cùng, hãy luôn theo sát và làm việc dưới các hướng dẫn. Để tránh vi phạm quy tắc bản quyền, quy tắc thiết kế. Không chỉ thế, khi xuất file phải đúng định dạng như nhà xuất bản yêu cầu, và kích thước phù hợp với mọi ứng dụng kể cả khi in ấn hoặc ebook, online,...
THIẾT KẾ BÌA SÁCH ĐẸP CÓ KHÓ?
Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế bìa sách là một mảnh đất màu mỡ mà một nhà thiết kế có thể cân nhắc. Thiết kế bìa sách đẹp thôi chưa đủ, mà bìa còn phải chứa đựng linh hồn, thông điệp từ tác giả muốn truyền tải. Nếu bạn có khả năng sử dụng những công cụ hỗ trợ kỹ thuật số. Thì lúc này đây chính là dấu hiệu để bạn thử sức, tự mình thiết kế lại một cuốn sách yêu thích của mình rồi đấy! Còn nếu bạn có dự định theo đuổi con đường sự nghiệp họa sĩ minh họa bìa chuyên nghiệp này. Hãy tham khảo khóa học cơ bản tại đây.
Digiart Academy - Học vẽ đồ họa được bảo lưu tài khoản trọn đời!