KINH NGHIỆM

Tạo Hình Nhân Vật Truyện Tranh và Những Điều Cần Lưu Ý

  • 09/11/2022
  • 3423

Truyện tranh không chỉ là một loại hình giải trí dành cho thiếu nhi mà trở thành một nền công nghiệp phát triển nhanh chóng phục vụ cho nhiều đối tượng. Trong đó, tạo hình nhân vật là điều mà người họa sĩ luôn cần phải lưu ý và để tâm nhất. 

1. Ngành công nghiệp truyện tranh hiện nay.

Sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp truyện tranh tạo nên một dòng chảy nghệ thuật riêng. Tại châu Âu, Mỹ,Nhật Bản, Hàn Quốc, chúng đã và đang trở thành một dạng hình thức biểu đạt nghệ thuật, văn hóa. Ở mỗi đất nước, truyện tranh sẽ mang một bản sắc, phong cách rất riêng biệt. Như:

  • Manga: Nhật Bản.
  • Comic: Châu Âu.
  • Manhwa: Hàn Quốc.
  • Manhua: Trung Quốc.
  • Gần đây, còn có webtoon của Hàn Quốc. Nhằm tối ưu hóa việc đọc truyện trên điện thoại thông minh.

Ngoài ra, tại Việt Nam, trong cuối tháng 7 năm nay, lần đầu tiên cũng đã xuất bản bộ truyện hợp tác cùng Nhật “Sơn, Goal”.

Như vậy, nền công nghiệp này mỗi ngày càng khẳng định vị trí của mình. Không chỉ hướng đến đối tượng nhỏ tuổi mà truyện tranh còn hướng đến đối tượng đọc giả người lớn.

tao-hinh-nhan-vat

2. Tổng quan về tạo hình nhân vật truyện tranh.

Tạo hình nhân vật truyện tranh là một khâu vô cùng quan trọng. Cách tạo hình nhân vật độc đáo là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho truyện. Từ khâu ý tưởng, đến phác thảo, tô màu, đến thể hiện tính cách, nội tâm như thế nào…Tất cả đều phải có sự tính toán để tổng thể trở nên hài hòa, hợp lý và xuyên suốt.

Bên cạnh đó, việc tạo hình nhân vật sẽ mang đến rất nhiều sự thú vị cho người vẽ. Đến từ sự tự do sáng tạo. Nhân vật ngoài mang ngũ quan, nét mặt thì những chi tiết như tóc, quần áo, phụ kiện… Việc được vẽ, được thiết kế chúng còn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận.

tao-hinh-nhan-vat

3.Những điều cần lưu ý với tạo hình nhân vật

3.1. Tạo hình nhân vật trong truyện tranh khác với vẽ tranh về nhân vật thông thường.

Nhân vật truyện tranh sẽ xuất hiện xuyên suốt bộ truyện nên việc vẽ sẽ có nhiều điểm khác so với vẽ tranh nhân vật thông thường:

  • Họa sĩ vẽ nhiều góc độ của nhân vật. Ngoài góc độ nhìn thẳng trực diện thường sẽ vẽ góc nghiêng, góc nhìn phía sau.
  • Có sự tính toán khi thiết kế tạo hình nhân vật. Nhân vật sẽ xuất hiện nhiều lần nên nhân vật phải nhất quán qua từng tập, từng chương. Để đảm bảo điều này, họa sĩ sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về chọn lựa chi tiết khi tạo hình.
  • Ngoài ra, nhân vật truyện tranh phải biểu lộ những cảm xúc, bộc lộ nội tâm. Nên việc chọn lựa cách thức, phong cách vẽ của nhân vật truyện tranh cũng sẽ khác.

3.2. Chuẩn bị tư liệu, hồ sơ về nhân vật trước khi vẽ.

Trước khi tạo hình cho nhân vật, người họa sĩ sẽ viết ra những thông tin cơ bản về nhân vật. Như giới tính, tuổi, công việc, tính cách… Người vẽ sẽ dựa vào những liệt kê này mà tạo hình nhân vật.

Trong trường hợp đã có sẵn nội dung truyện. Kịch bản đã mô tả nhân vật cụ thể. Lúc này, họa sĩ sẽ chọn lựa cách vẽ, tạo hình sao cho diễn tả, biểu đạt được nội dung cốt truyện.

3.3. Cân bằng giữa tính sáng tạo và tính phù hợp.

Đây có lẽ sẽ là điều hơi khó khăn. Vì sự bay bổng sáng tạo và những cảm xúc của họa sĩ đến vô cùng tự nhiên. Tạo hình nhân vật trong truyện ngoài việc sáng tạo cho độc đáo thì còn phải phù hợp với câu chuyện.

  • Nếu phù hợp nhưng không sáng tạo. Ngành công nghiệp truyện tranh phát triển đồng nghĩa rằng sức cạnh tranh của chúng cũng sẽ cao. Khi nhân vật được tạo hình không có yếu tố đặc biệt thì sẽ dễ dàng bị đào thải. Hình ảnh trong truyện tranh giữ vị trí quan trọng vì phục vụ thị hiếu xem tranh, cũng như để lại ấn tượng sâu sắc của người đọc truyện.
  • Nếu sáng tạo nhưng không phù hợp. Tạo hình nhân vật mà không cân nhắc bám sát nội dung, kịch bản ban đầu chỉ chú trọng đến sáng tạo. Điều này sẽ dẫn đến người xem không hiểu nội dung truyện muốn nói về điều gì. Người đọc sẽ như xem một cuốn sách artbook tuyệt đẹp. Và đó không phải là truyện tranh.

Việc cân bằng hai yếu tố sáng tạo và phù hợp cực kì quan trọng. Như rằng “truyện” quan trọng, hay “tranh” quan trọng. Thì câu trả lời là tổng thể hài hòa là tối ưu.

3.4. Trang bị kiến thức về dựng hình, tỉ lệ cơ thể và các phần mềm hỗ trợ

Với nhu cầu thị trường ngày càng tăng thì ngành công nghiệp này phải cập nhật hàng loạt bộ truyện mỗi ngày. Nên đây sẽ là thử thách đối với họa sĩ theo ngành sáng tác truyện tranh. Việc trang bị cho mình những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về chuyên môn sẽ giúp cho họa sĩ rất nhiều. Với tạo hình nhân vật, kiến thức về tỉ lệ cơ thể, diễn tả biểu cảm là những kiến thức cần thiết. Kết hợp với kỹ năng hội họa sẽ đảm bảo về tốc độ và tính chính xác của tranh vẽ. (Mời bạn đọc thêm về Cách Vẽ Dáng Người đơn giản theo nhiều dạng khác nhau)

Ngoài ra, hiện nay các phần mềm vẽ truyện tranh cũng luôn được nâng cấp. Phục vụ và hỗ trợ tối đa cho ngành công nghiệp này. Họa sĩ cần tận dụng sự hỗ trợ này của các công cụ phần mềm. Chúng sẽ là trợ thủ đắc lực, giúp người họa sĩ giảm áp lực về khối lượng công việc.

3.5. Vấn đề bản quyền

Thời đại của nền công nghệ thông tin và kỹ thuật số ngày nay mang đến nhiều thành tựu nổi bật. Bên cạnh đó, cũng chứa nhiều góc khuất. Cụ thể như việc ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) vào tạo hình nhân vật. Vấn đề này mang đến rất nhiều tranh cãi về bản quyền của thiết kế căng thẳng. Vì vậy, khi sử dụng phần mềm thì nên lưu ý:

  • Chúng là công cụ hỗ trợ.
  • Chúng không thể thay thế được người họa sĩ.

Digiart Academy - Học vẽ đồ họa mọi lúc mọi nơi!