1. Portfolio cho Designer là gì?
Bắt nguồn từ tiếng Pháp, Portfolio ban đầu chỉ các bản trình bày dự án dùng trong tạp chí. Sau này, khái niệm Portfolio lan rộng ra nhiều ngành nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm thiết kế. Portfolio được ví như hồ sơ năng lực tập hợp những dự án của một cá nhân hay tập thể. Tùy vào nội dung và hình thức thể hiện, Portfolio sẽ mang những dụng ý và thông điệp riêng. Có thể nói, Portfolio chính là hành trang không thể thiếu trong quá trình tìm việc đối với các nhà thiết kế.
Khác với CV tập trung chủ yếu vào kinh nghiệm, kỹ năng và có độ dài từ 1 – 2 trang. Portfolio nổi bật những dự án từng thực hiện và có thể lên đến hàng chục trang. Khi đạt đến trình độ nhất định, hầu hết Designer đều sẽ có Portfolio Designer cho riêng mình.
2. Bố cục cơ bản của Portfolio cho Designer
Sai lầm phổ biến nhất của Designer khi tạo dựng Portfolio là cho quá nhiều dự án vào cùng lúc. Hành động này dễ khiến người đọc bị ngộp và không nắm được phong cách đặc trưng của Designer. Portfolio Designer chỉ nên dài từ 7 – 15 trang và tập trung vào một vài dự án nổi bật. Bao gồm một số thông tin:
- Giới thiệu bản thân, phong cách thiết kế.
- Các lĩnh vực thiết kế, dịch vụ cung cấp.
- Một vài dự án nổi bật nhất.
- Quy trình làm việc
- Chứng chỉ (nếu có).
3. Các nền tảng hỗ trợ tạo Portfolio cho Designer
Có 2 dạng Porfolio Designer phổ biến trên thị trường là dạng file PDF và link web:
Dạng File PDF:
Sau khi hoàn thành Portfolio Designer bằng các phần mềm Canva, PowerPoint, Photoshop… Designer xuất file và chuyển thành dạng PDF. Khuyến khích Designer nên sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Photoshop… Vì đa phần phía tuyển dụng không chấp nhận Designer sử dụng các mẫu có sẵn trên Canva, Power Point…
Dạng link web:
Có rất nhiều nền tảng hỗ trợ tạo dựng Portfolio Designer online không tính phí. Ưu điểm của dạng Portfolio này là có thể chỉnh sửa/ cập nhất bất kỳ thời điểm nào. Một số nền tảng phổ biến có thể kể đến như:
- Behance: Đã là Designer bắt buộc phải biết đến Behance. Đã là nhà tuyển dụng phải biết cách tìm ứng viên trên Behance. Nói vậy để thấy sức nặng và độ phổ biến của nền tảng này trong cộng đồng thiết kế đến dường nào. Portfolio Designer có rất nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng nếu đủ nổi bật trên nền tảng mở này.
- Notion: Nghiêm túc mà nói Notion là app thiên về quản lý công việc và lịch trình cá nhân. Tuy nhiên nền tảng này lại có cách trình bày cực kỳ sáng tạo có thể đưa Portfolio vào. Không ít các Designer kết hợp hồ sơ năng lực và các file quản lý dự án vào Notion. Bằng cách này Notion có thể check Portfolio của các Designer trong mạng lưới và làm việc cùng lúc.
- Ladipage: Để sử dụng thành thạo Ladipage đòi hỏi người dùng phải bỏ ra rất nhiều thời gian để luyện tập. Về cơ bản Ladipage có đầy đủ các tác dụng của một trang web thu nhỏ. Từ cập nhật thông tin, dự án… đến cả bán hàng thông qua Affiliate. Ladipage sẽ phù hợp hơn với những Designer đã có sản phẩm và muốn sử dụng vào mục đích kinh doanh.
4. Hỗ trợ thiết kế Portfolio cho Designer từ Digiart Academy
Có thể bạn chưa biết, Digiart Academy không những cung cấp các khóa học chất lượng cho designer. Mà học viên còn được TẶNG Portfolio hoàn toàn miễn phí sau khi kết khóa thành công nữa. Mời bạn xem qua Chính Sách Cấp Bằng Chứng Nhận để hiểu rõ quyền lợi này nhé!