1. Pitching là gì?
Không có một từ ngữ tiếng Việt nào đủ chính xác để giải nghĩa được khái niệm Pitching. Bởi đây là một quy trình trao đổi ý tưởng hao tổn rất nhiều thời gian và chất xám. Với bảng tóm tắt (brief) từ phía Client, Agency sẽ phải xây dựng một đề án Marketing phù hợp. Tất thảy quá trình từ nghiên cứu, lên ý tưởng… sẽ được chuẩn bị một cách tỉ mỉ nhất để phục vụ cho buổi Pitching thuyết phục khách hàng.
>>> Xem thêm: Agency là gì? Client là gì? Làm việc tại Agency khác gì với làm việc tại Client? <<<
Với ngành truyền thông, các buổi Pitching có thể bao gồm hai hoặc rất nhiều Agency tham gia. Các bên sẽ phải trình bày và tranh luận lẫn nhau để tìm ra được một kế hoạch phù hợp nhất với thương hiệu. Những bên không được lựa chọn, hiển nhiên sẽ phải ra về mất đi cơ hội hợp tác.
Đây là điều khiến các buổi Pitching mang theo rất nhiều hy vọng nhưng đồng thời cũng là nỗi ám ảnh. Bởi hơn ai hết khối nghề truyền thông, quảng cáo hẳn đã quen với những lần Pitching thất bại. Dành ra vô số thời gian và chất xám nhưng lại chẳng thu về được gì.
2. Tại sao cần có những buổi Pitching?
Với cương vị là khách hàng, Client mong muốn kế hoạch sẽ được thực hiện bởi đơn vị phù hợp. Đó cũng là lý do mà các buổi Pitching, đấu đá tranh giành khách hàng được ra đời. Dẫu vẫn có rất nhiều đơn vị Agency tên tuổi sẵn sàng từ chối nếu phía Client yêu cầu Pitching. Thế nhưng đại đa số vẫn sẽ xem Pitching như một phần hiển nhiên của nghề. Đặc biệt là với các khách hàng vip, không thiếu các Agency sẵn sàng lao đầu vào cuộc chiến này.
Một trường hợp khác, Client đã có sẵn quan hệ với một số đơn vị Agency nhất định. Các Agency khác nằm ngoài vòng quan hệ muốn kết nối thường sẽ phải trải qua vài vòng Pitching. Nhìn chung, Pitching ở thị trường Việt Nam diễn ra với tần suất rất cao trong thời gian rất ngắn. Chính vì lẽ đó nhân sự Agency buộc phải nỗ lực vượt năng suất để có thể lọt vào tầm ngắm của Client.
3. Vai trò của Designer trong các buổi Pitching là gì?
Pitching là thành quả của toàn bộ Agency, mỗi bộ phận một công việc cụ thể. Từ nghiên cứu thị trường, Insight khách hàng, kế hoạch IMC, … Với bộ phận thiết kế, nhiệm vụ của họ là đảm bảo phần nhìn. Một số đầu việc có thể kể đến như:
- Làm Proposal: Toàn bộ kế hoạch sẽ được tóm lược 10 – 20 trang ngắn gọn nhất có thể. Người làm thiết kế cần phải am hiểu về bố cục, kiểu chữ, phối màu, … để làm Proposal trông “hợp mắt” nhất có thể. Proposal được đánh giá cao là Proposal khiến khách hàng nắm được ý chính/phụ ngay khi vừa nhìn vào.
- Làm Mock up: Sẽ rất khó để hình dung về hình ảnh của sản phẩm chỉ bằng lời nói. Thế nên các sản phẩm minh họa trong slide giúp Client đánh giá được tính thực tế của ý tưởng. Mock up càng ấn tượng, càng sát với thực tế, khả năng chiến thắng Pitching càng cao.
4. 2 lưu ý để tránh bị thiệt trong các buổi Pitching?
Lầm tưởng dễ nhận thấy nhất trong Pitching chính là đây là cuộc chơi dành riêng cho Client. Các Agency phải chịu thiệt thòi nhậm chí đối diện với nguy cơ mất trắng nếu không được lựa chọn. Tuy nhiên, cần hiểu rằng đây là mối quan hệ win – win, đôi bên cùng có lợi. Một số quy tắc ngầm về Pitching mà các Agency cần phải biết để tự bảo vệ quyền lợi của mình.
- Pitching luôn phải có phí: Pitching các thương hiệu lớn thường phải trải qua 2 – 3 vòng. Càng vào sâu bên trong, mức phí Pitching sẽ càng cao bất kể Agency có được lựa chọn hay không. Không ít các Client xem chuyện Pitching miễn phí là hiển nhiên và giấu nhẹm quyền lợi này.
- Hợp đồng, điều khoản rõ ràng: Một số Client lợi dụng việc pitching để thu gom ý tưởng và tự thực hiện độc lập. Việc này gây thiệt hại lớn đến thời gian và chất xám của những người tham gia. Thế nên trước khi bắt đầu luôn cần một bản hợp đầu quy định rõ ràng. Vd: Client không được sử dụng ý tưởng, thiết kế của Agency và Agency có thể sử dụng ý tưởng, thiết kế cho bên khác.
Digiart Academy - Học vẽ, thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu.