KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY – Phân Loại & Ứng Dụng Trong Thiết Kế

  • 28/11/2022
  • 2063

Có bao giờ các bạn loay hoay mãi mà chưa tìm ra hướng đi cho thiết kế của mình? Hãy cùng Digiart Academy tìm hiểu một số phương pháp tư duy sau đây để thêm hướng giải quyết bài toán đó nhé!

1. Tư duy là gì?

1.1. Khái niệm

Tư duy là một hoạt động trí óc nổi bật của loài người. Tư duy tích cực phản ánh hiện thực dưới hình thức khái niệm, phán đoán, suy luận.

phuong-phap-tu-duy

1.2. Tư duy trong thiết kế

Tư duy thiết kế là quá trình tiếp cận và giải quyết vấn đề sáng tạo dựa trên tư duy trực quan. Chúng giúp Designer có cái nhìn vấn đề một cách thấu đáo, để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

2. Một số phương pháp tư duy thiết kế

2.1. Phương pháp Bản đồ tư duy

Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 bởi Tony Buzan nhằm kết hợp vận động của cả hai bán cầu não trái và phải. Các thông tin được phân nhánh và thể hiện bởi các từ ngữ ngắn gọn cùng hình ảnh sinh động. Bản đồ tư duy không chỉ giúp con người ghi nhớ theo một trình tự nhất định. Mà còn giúp chúng ta liên hệ các dữ kiện. Kích thích trí não sáng tạo để tạo hứng thú cho quá trình học tập, làm việc.

Ưu điểm của phương pháp tư duy này là kích thích toàn bộ trí não. Chúng kiến cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát. Và vận dụng hình ảnh tưởng tượng trong đầu để đưa ra những gợi ý hữu ích.

2.2. Phương pháp tư duy Brainstorming

Brainstorming được hiểu là phương pháp động não, suy nghĩ về một vấn đề từ nhiều hướng khác nhau. Bằng cách vẽ ra các ý tưởng xung quanh vấn đề cần giải quyết. Người nghiên cứu sẽ xem xét kết quả - vấn đề tồn đọng, sau đó đi đến câu trả lời tốt nhất. Định nghĩa này được đặt ra bởi nhà quảng cáo Alex Faickney Osborn. Lần đầu tiên xuất hiện trong một cuốn sách ông viết vào năm 1984. Ngày nay, Brainstorming có thể được áp dụng hiệu trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thiết kế.

Ưu điểm của phương pháp tư duy này được tối ưu hóa khi bạn làm việc nhóm. Osborn đã đưa ra cách thức và nguyên tắc Brainstorming lần lượt như sau:

  • Tạo nhóm gồm các thành viên tích cực chủ động, chọn ra một trưởng nhóm tin cậy.
  • Đưa ra vấn đề trọng tâm để nhấn mạnh và giải quyết.
  • Các thành viên đưa ra các ý tưởng dựa trên ý kiến cá nhân, tuyệt đối không đánh giá hoặc phán xét ý tưởng của nhau.
  • Ghi lại tất cả ý kiến trên ở bảng lớn để cả nhóm nắm được nội dung và sự phát triển ý tưởng trong quá trình làm việc.
  • Trưởng nhóm tổng hợp và liên kết những ý tưởng phù hợp nhất để hình thành nên phương án thiết kế - nghiên cứu.

2.3. Phương pháp tư duy Phân tích hình thái

Phương pháp phân tích hình thái được biết đến từ năm 1942 bởi F. Zwicky - nhà vật lý thiên văn tài năng. Nguyên tắc của phương pháp này là tạo ký hiệu tượng trưng các khái niệm đã biết. Sau đó lập các tổ hợp những ký hiệu này và tìm ra những khái niệm mới, những kiến thức mới.

Mục đích của phương pháp tư duy phân tích hình thái là đưa ra và nghiên cứu tất cả các phương án một cách hệ thống về nguyên tắc. Phương pháp tư duy này rất hiệu quả đối với bài toán thiết kế có các lời giải đa dạng.

F. Zwicky đề nghị thực hiện phân tích hình thái theo các giai đoạn sau:

  • Phát biểu vấn đề một cách chính xác.
  • Xác định các bộ phận, chức năng chủ yếu của đối tượng nghiên cứu.
  • Liệt kê hình thái có thể có của các bộ phận chức năng.
  • Lập công thức hình thái của đối tượng xem xét.
  • Phân tích, đánh giá những phương án thu được ở giai đoạn trên và lựa chọn những lời giải tốt nhất.

2.4. Phương pháp tư duy Ngoại biên

Phương pháp tư duy Ngoại biên là cách giải quyết vấn đề thông qua cách tiếp cận gián tiếp và sáng tạo, khi lối tư duy truyền thống không thể giải đáp được. Trong cuốn “Tư duy ngoại biên”, Edward de Bono đã nhận định “Lối tư duy ngoại biên được sử dụng để thay đổi các quan niệm và nhận thức. Thay vì cố gắng một cách cứng nhắc với các khái niệm và nhận thức tương tự trước đó”.

phuong-phap-tu-duy

Trong công việc thiết kế, ta có thể áp dụng phương pháp tư duy này theo hướng:

  • Liệt kê tất cả các giả thiết ngược lại với tư duy truyền thống để giải quyết vấn đề.
  • Liên tục đặt câu hỏi từ nhiều góc độ.
  • Thay đổi góc nhìn trái ngược với kết quả ban đầu và thử phản biện lại nó.

Tạm kết:

Có một phương pháp tư duy phù hợp với bản thân sẽ khiến cho bài toán thiết kế của bạn nhanh đi đến lời giải hơn. Tuy nhiên, bạn cần xây dựng cho bản thân một nguồn kiến thức nền tảng và thực hành thường xuyên để các phương án đưa ra là tối ưu nhất.

Digiart Academy - Nơi cung cấp các khóa học vẽ qua video hiệu quả!