KIẾN THỨC

NGHỆ THUẬT VỊ NHÂN SINH và NGHỆ THUẬT VỊ NGHỆ THUẬT

  • 07/11/2022
  • 26665

Nghệ thuật không chỉ mang những giá trị về cái đẹp mà còn có nhiều tầng lớp ý nghĩa, nội dung mà người nghệ sĩ muốn truyền tải. Tùy vào mục đích, cách truyền tải thông điệp và giá trị nghệ thuật. Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh sẽ có những khái niệm và góc nhìn khác nhau. 

1. Nghệ thuật là gì?

Là những hoạt động sáng tạo khác nhau tạo nên những sản phẩm mang nhiều giá trị. Như giá trị văn hóa, thẩm mỹ, tinh thần, tư tưởng. Thông quan hoạt động nghệ thuật, nghệ thuật mang đến cái đẹp cho cuộc sống. Đồng thời người làm nghệ thuật cũng gửi tâm sự, suy nghĩ, ước vọng, cảm xúc của mình đến với người thưởng thức.

Nghệ thuật chứa đựng rất nhiều giá trị và phong phú về các lĩnh vực để thể hiện. Do đó, hiện nay nghệ thuật có thể mang nhiều thông điệp về:

  • Giáo dục, nhận thức.
  • Truyền thông, giao tiếp.
  • Giải trí.
  • Thẩm mỹ.

Có thể bằng cách này hay cách khác, bằng loại hình này hay loại hình khác. Nhưng cái đẹp, tính thẩm mỹ luôn là người bạn song hành cùng nghệ thuật.

nghe-thuat-vi-nhan-sinh

2. Các loại hình nghệ thuật.

2.1. Các loại hình thuộc nghệ thuật thị giác.

Là các loại hình nghệ thuật được tiếp cận thông qua kênh thị giác. Những sản phẩm thuộc loại hình nghệ thuật này được sáng tạo, thiết kế dựa trên những nguyên lý thị giác. Nhằm hướng những chuẩn mực giá trị về mặt thẩm mỹ. Bao gồm các loại hình tiêu biểu:

  • Kiến trúc
  • Điêu khắc
  • Hội họa

nghe-thuat-vi-nhan-sinh

2.2. Các loại hình nghệ thuật trình diễn.

Phương tiện của nghệ thuật thị giác là màu sơn, đất sét, kim loại…Còn đối với nghệ thuật trình diễn thì phương tiện là âm thanh, nhạc cụ, diễn xuất….Người nghệ sĩ sẽ biểu diễn, truyền đạt nội dung, giá trị nghệ thuật trước công chúng. Tiêu biểu:

  • Âm nhạc.
  • Sân khấu.
  • Điện ảnh.
  • Múa, nhảy.

3. Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh.

3.1. Nghệ thuật vị nghệ thuật.

Nghệ thuật vị nghệ thuật hướng đến thuộc tính và giá trị nội tại của nghệ thuật. Giá trị nội tại này là giá trị về một nghệ thuật chân chính, đích thực.

Theo định hướng đó, nghệ thuật chỉ nên hướng về chính bản thân nó. Ví dụ như họa sĩ vẽ tranh phong cảnh thì họ chỉ quan tâm đến nét đẹp phong cảnh đó. Và thể hiện nét đẹp đó trong tác phẩm của mình sao cho hoàn hảo nhất đã là đạt yêu cầu.

Khi hướng đến giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật, có thể nói đó là ý nghĩa của nghệ thuật vị nghệ thuật.

3.2. Nghệ thuật vị nhân sinh.

Nghệ thuật vị nhân sinh thì hướng đến mục đích làm nghệ thuật và chức năng của nghệ thuật. Mà cụ thể là hướng về con người, đời sống, xã hội.

Vì vậy nghệ thuật vị nhân sinh sẽ mang nhiều nhiệm vụ hơn, truyền tải nhiều thông điệp hơn. Như trong một số những giai đoạn lịch sử, nghệ thuật như tấm gương phản chiếu đời sống hiện thực của xã hội. Như tác phẩm nổi tiếng “Những người khốn khổ” của Victor Hugo. Người nghệ sĩ đã thông qua hoạt động nghệ thuật để phản ánh nỗi khổ đau của tầng lớp người dân trong bối cảnh thời đó.

3.3. Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh là góc nhìn của mỗi người.

Trong lịch sử từng có nhiều sự tranh luận về nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Cái nào sẽ đúng và phù hợp hơn? Cái nào mới là nghệ thuật thật sự? Nghệ thuật thật sự thì nên hướng về bản thân nó hay hướng về con người, xã hội? Có lẽ những câu hỏi này đến nay vẫn sẽ là đề tài tranh luận. Nhưng trong bài viết chia sẻ này, ta không bàn luận về điều này.

Vì nghệ thuật có tiếng nói riêng. Một tiếng nói không chỉ nghe bằng tay, hay có thể nói bằng lời. Một ngôn ngữ mà người học lưu loát chưa chắc đã có thể hiểu. Và người chưa từng học qua chưa chắc đã không biết gì. Chính vì sự vô cùng đặc biệt này mà nghệ thuật vẫn cuốn hút, vẫn say mê. Dù bạn là người hoạt động nghệ thuật hay người cảm hưởng nghệ thuật.

Đôi khi một bức tranh đẹp chỉ vì nó đẹp. Hay một bài hát hay vì giai điệu thú vị và ca từ độc đáo. Nếu chỉ vì chúng không chứa một thông điệp truyền tải nào. Mà chúng ta không công nhận là tác phẩm nghệ thuật thì thật sự đáng tiếc, đúng không?

Trường hợp khác, với những tác phẩm hội họa mang nội dung phản ánh hiện thực. Chúng ta phân tích về mặt nội dung thôi. Bỏ quên đi những phương thức biểu hiện như đường nét, phối màu, bố cục… Thì phải chăng chúng ta cũng đã bỏ sót giá trị thẩm mỹ hay kiến thức hội họa mà chúng mang lại?

nghe-thuat-vi-nhan-sinh

Tạm kết:

Vị nghệ thuật, hay vị nhân sinh là việc lựa chọn  góc nhìn. Như trong hội họa, tùy vào phong cách, mục tiêu mà họa sĩ sẽ chọn cho mình kiến thức phù hợp. Các khóa học vẽ cũng từ những nhu cầu, mục đích học mà nội dung ngày càng phong phú, đa dạng. Phục vụ không riêng biệt một đối tượng nào. Với nghệ thuật nên là góc nhìn tổng thể và rộng mở.

Digiart Academy - Cảm thụ nghệ thuật thông qua kỹ năng vẽ đồ họa 

THAM GIA HỌC TẠI ĐÂY!