KIẾN THỨC

Nghệ Thuật Điện Ảnh & Truyện Tranh - Mối Tương Quan Chặt Chẽ

  • 29/11/2022
  • 3920

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc các siêu anh hùng bước ra từ những quyển truyện tranh của vũ trụ Marvel. Và đã được tái hiện trên nền nghệ thuật điện ảnh vô cùng sống động. Bạn có biết, chính mối tương quan giữa truyện tranh và điện ảnh là chìa khóa tạo nên sự thành công cho các bộ phim siêu anh hùng nói riêng. Và cho nền công nghiệp giải trí nói chung.

1. Giới thiệu về nghệ thuật điện ảnh và truyện tranh.

1.1. Nghệ thuật truyện tranh là gì?

Truyện tranh là gì?

Truyện tranh, hay còn gọi với cái tên mỹ miều, mạn họa. Là một cuốn sách, gồm chuỗi hình ảnh nối tiếp nhau về nội dung. Hình ảnh được kết hợp văn bản. Hoặc những đoạn hội thoại (bóng hội thoại) nhằm kể lại một câu chuyện hoặc truyền tải những thông điệp. Ngoài ra còn có các dòng chú thích, các từ tượng thanh, tượng hình như “cốc cốc”, “cộp cộp”, “rào rào”... Những chi tiết phụ đó nhằm bổ sung để giúp nội dung rõ ràng hơn, tăng sự sống động cho bối cảnh, câu chuyện.

Lịch sử phát triển

Nhiều người lầm tưởng truyện tranh có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nhưng thực tế, truyện tranh lần đầu đã xuất hiện tại Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng từng có các hình thức truyện tranh tương tự. Như các tranh dân gian hoạt họa lại các tích truyện như Truyện Kiều, Bích Câu Kỳ Ngộ, Tam Quốc Chí,...

Hiện tại, Việt Nam đang thịnh hành hai dòng truyện tranh nhất là Nhật Bản (Manga) và Mỹ (Comic). Sự nổi tiếng của các quyển truyện châm biếm tại Nhật ở thế kỉ 11 chính thức mở ra thời đại phát triển của truyện tranh. Ngoài ra còn có truyện tranh Hàn quốc (Manhwa) và Trung Quốc (Manhua) cũng rất được các bạn trẻ Việt Nam yêu thích. Hai dòng truyện này tuy đã có nét riêng. Nhưng khởi đầu vẫn bị ảnh hưởng, mang đậm phong thái của truyện tranh Nhật Bản.

Đến nay, nền truyện tranh Nhật Bản vẫn được xem là một tượng đài vì sự nổi tiếng toàn cầu. Và sức ảnh hưởng to lớn của nó đã mang lại doanh thu khủng hàng năm cho nền kinh tế Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung.

nghe-thuat-dien-anh

1.2. Nghệ thuật điện ảnh là gì?

Điện ảnh là bao gồm những kiến thức, những quy tắc, và toàn bộ quá trình, kỹ thuật quay dựng. Sự kết hợp của những khung hình chuyển động, để cấu thành một bộ phim hoàn chỉnh. Vì lẽ đó, những sự đầu tư công phu, tỉ mỉ như vậy xứng đáng được xem là cả một nền nghệ thuật.

Để ra được một bộ phim chất lượng, có sức ảnh hưởng thì cần nhiều hơn là một số máy móc thiết bị. Đó là cả một quá trình dài hội thảo, lên ý tưởng, có kịch bản, thống nhất cảnh quay,... Mà chưa kể đến quá trình quay phim. Sau khi quay xong là quá trình kiểm tra và chỉnh sửa hiệu ứng, âm thanh,... Cuối cùng là giai đoạn marketing, thấu hiểu nhu cầu người xem và quảng bá hiệu quả.

2. Nghệ thuật điện ảnh và truyện tranh, tại sao lại liên quan mật thiết?

2.1. Muốn vẽ truyện tốt hãy xem phim:

Luyện tập kỹ năng vẽ:

Một trong những phương pháp luyện tập phác thảo (sketching), ký họa (Inking) hiệu quả chính là mở một bộ phim yêu thích, và vẽ lại nó một cách đơn giản nhất.

Để ra được những thước phim sống động. Nhà làm phim đã nghiên cứu rất kỹ trong việc sắp xếp bối cảnh, góc quay. Việc phân tích và vẽ lại các cảnh quay sẽ giúp nâng cao khả năng tư duy không gian ba chiều, anatomy, background.

Học tập cách xây dựng tình tiết, nội dung:

Ngoài ra, các bộ phim đậm chất điện ảnh truyền cảm hứng rất tốt. Việc các bộ phim được lồng âm thanh bắt tai giúp phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo rất hiệu quả. Nội dung, tình tiết của bộ phim, thiết kế ngoại hình, tính cách nhân vật cũng rất đáng để tham khảo. Cả việc họ xây dựng phim trường, hay không gian xung quanh của nhân vật nữa. Vừa học vẽ vừa xem phim thì còn gì bằng.

Luyện tập khả năng nắm bắt khoảnh khắc quan trọng:

Một câu chuyện, một thước phim là tổ hợp của vô vàn hình ảnh ghép lại, chạy dài từ vài phút đến vài tiếng. Nhưng truyện tranh lại khác. Việc chọn cảnh chụp làm sao có thể bao quát nội dung của cả đoạn đó. Thêm cả việc lồng các từ tượng hình, tượng thanh cho hợp lý. Nghệ thuật của truyện tranh chính là chỉ bằng vài hình ảnh. Nhưng người đọc có thể hiểu được tình tiết, nội dung bằng cả đoạn video.

nghe-thuat-dien-anh

2.2. Muốn quay phim tốt nên biết vẽ:

Nghe thì có vẻ lạ nhưng phương pháp này rất hiệu quả cho những bạn tập làm phim, đặc biệt là phim hoạt hình. Vì vốn dĩ phim ảnh, hay hoạt hình đều được cấu thành từ những hình ảnh tĩnh.

Làm rõ, truyền đạt ý tưởng:

Khi bạn biết vẽ, không cần vẽ đẹp, bạn có thể phác thảo sơ bộ các ý tưởng về các cảnh quay, hậu cảnh. Rất tiện trong việc trao đổi ý tưởng. Tùy chỉnh cũng dễ hơn rất nhiều so với việc quay lại rồi mới chỉnh sửa.

Học cách cô đọng nội dung:

Hơn nữa, truyện tranh lại làm rất tốt khâu kể chuyện chỉ bằng vài hình ảnh ngắn gọn, súc tích. Nếu học được cách bắt cảnh ngắn gọn này, đoạn phim sẽ vừa cuốn hút, vừa không bị lan man.

Hỗ trợ thước phim bằng kiến thức hội họa:

Cho dù không biết vẽ thì cũng nên có các kiến thức về vẽ như màu sắc, bố cục, ánh sáng,... Vì những nền tảng kiến thức này giúp cả bộ phim trở nên hài hòa và bắt mắt hơn về hình thức. Tạo nên những thước phim mang đậm tính nghệ thuật và thu hút người xem rất nhiều.

Phát triển kỹ năng tư duy, sinh động hóa sự vật, hình ảnh:

Ngoài ra đọc truyện tranh không chỉ bổ sung thêm dữ liệu kiến thức, phát triển trí tưởng tượng. Mà nó còn giúp phát triển kỹ năng chuyển động hóa những hình ảnh thô sơ trong đầu bạn. Giúp bạn tối đa hóa nguồn thông tin cần thiết cho bộ phim của mình.

2.3. Nghệ thuật điện ảnh và truyện tranh - Đôi bạn thân trong các chiến dịch truyền thông:

Những ai là fan của dòng truyện Manga, hoạt hình Anime hay fan của vũ trụ DC, Marvel thì hẳn là rất rõ. Những quyển truyện nổi tiếng thường được chuyển thể thành phim do người đóng. Và sự chuyển đổi hình thức này rất được người xem đón nhận.

Đáp ứng nhu cầu giải trí của người xem:

Những người đọc truyện rồi thì rất háo hức, muốn biết nhân vật yêu thích ngoài đời sẽ như thế nào. Những ai xem phim trước thì quay lại đọc truyện, vì tò mò những tình tiết ẩn mà phim chưa làm rõ. Ưu điểm của truyện tranh là nhanh gọn nhưng đủ tình tiết, người đọc làm chủ được tốc độ xem. Ưu điểm của phim là âm thanh, những cảnh quay động, thời gian giới hạn giúp người xem nhập tâm và gợi cảm hứng hơn.

Hợp tác dựa trên sức ảnh hưởng của nhau:

Trước khi hai nền nghệ thuật này hợp tác, thì mỗi bên đã có riêng cho mình một lượng fan khổng lồ. Thời đại ngày càng phát triển, đối tượng khán giả ngày càng rộng mở. Sự hợp tác đôi bên vừa làm tăng doanh thu cho mỗi ngành. Mà còn giúp văn hóa nghệ thuật phát triển. Tiếp cận được ngày càng nhiều khán giả với những tiêu chí khác nhau.

3. Tạm kết:

Nếu bạn đam mê truyện tranh, muốn bắt đầu với những thứ cơ bản. Thì mình có vài gợi ý thú vị cho bạn đây. Bạn nên học các khóa dạy về: Anatomy (Cơ thể người), Sketching (Dựng hình, phác thảo), Ký họa, Minh họa ứng dụng, … Ở DIGIART ACADEMY có đầy đủ các khóa học trên. Ngoài ra còn có các khóa học nâng cao khác. Hãy thử xem qua tại đây nhé, DIGIART ACADEMY luôn chào đón bạn.