KIẾN THỨC

Màu Sắc Tượng Trưng Cho Cảm Xúc Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế

  • 01/12/2022
  • 2089

Màu sắc có ảnh hưởng rất mạnh lên tâm trí khách hàng và cách họ nhìn nhận thương hiệu. Tùy vào mục đích thiết kế mà designer sẽ sử dụng những màu sắc tượng trưng cho cảm xúc khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

1. Nhóm màu sắc tượng trưng cho cảm xúc an toàn

Trong truyền thông tồn tại một khái niệm mang tên tính cách thương hiệu. Tùy vào hình ảnh và kiểu tính cách chọn lựa sẽ có những màu sắc đại diện cho thương hiệu. Trong đó nhóm màu an toàn cực kỳ phổ biến, được sử dụng nhiều trong các tác phẩm thiết kế. Vì nó khiến khách hàng yên tâm khi chọn lựa.

Đại diện tiêu biểu của nhóm màu mang cảm xúc an toàn có thể kể đến như:

  • Màu xanh dương: Đại diện cho sức mạnh của tinh thần, sự bảo vệ. Đây là dạng màu sắc có thể nhìn lâu mà không gây hại cho thị lực. Đa phần các nền tảng mạng xã hội (Zalo; Facebook, Twitter…) hoặc các app liên quan đến Internet đều lựa chọn tông màu xanh dương.

mau-sac-tuong-trung-cho-cam-xuc

  • Màu xanh lá: Đại diện cho sự tươi mát, mới mẻ gắn liền với yếu tố thiên nhiên, con người. Thương hiệu sử dụng màu xanh lá có thể kể đến như: Starbuck; 7eleven; ...

mau-sac-tuong-trung-cho-cam-xuc

  • Màu vàng: Đây là gam màu khá đặc biệt có thể sử dụng để đại diện cho năng lực nhưng đồng thời vẫn mang cảm giác an toàn. Bởi lẽ màu vàng gắn liền với màu của hoàng gia, tài lộc nên được đón nhận rất rộng rãi. Thương hiệu sử dụng màu sắc vàng có thể kể đến như: Ikea; Chupa Chups; …

2. Nhóm màu sắc tượng trưng cho cảm xúc năng lực và sức mạnh

Trong thế giới truyền thông, màu sắc đại diện cho năng lực có khả năng tác động cảm xúc rất mạnh mẽ. Tuy nhiên không phải thương hiệu nào cũng có thể sử dụng nhóm màu sắc này an toàn. Đi kèm năng lực là cảm giác áp lực và rất nhiều yếu tố khác mà thương hiệu cần tiết chế trong thiết kế.

Đại diện cho nhóm cảm xúc màu sắc năng lực có thể kể đến như:

  • Màu đỏ: Đại diện cho sinh lực, sức mạnh, nhiệt huyết, tình yêu và cả chiến tranh. Đây là thương hiệu tác động mạnh nhất đến não bộ và dễ gây nhức mắt nếu tiếp xúc lâu. Màu đỏ thường được sử dụng trong các thương hiệu ăn uống, hoặc thời trang. Có thể kể đến như: Coca Cola; H&M; …

  • Màu cam: Cam là gam màu điển hình của vùng khí hậu nhiệt đới. Bên trong màu sc này là rất nhiều năng lượng, vội vàng hay thậm chí là cảm xúc rung động trong tình yêu. Vận dụng màu cam có thể xem là cách thể hiện tính cách thương hiệu trẻ trung, năng động. Có thể kể đến như: Fanta; Amazon; …

  • Màu tím: Gam màu của hoàng gia và sự sáng tạo. Tuy nhiên màu tím đồng thời cũng đại diện cho sự nguy hiểm, dè chừng và khoảng cách. Các thương hiệu sử dụng màu tím đại diện không nhiều, và thương họ sẽ có những cách riêng để kiểm soát truyền thông. Có thể kể đến như: Yahoo!; Danone; …

mau-sac-tuong-trung-cho-cam-xuc

3. Nhóm màu sắc trung tính

Nhìn chung, màu trung tính không tạo ra một cảm xúc quá rõ ràng như nhóm màu nóng và lạnh. Đổi lại gam màu trung tính có khả năng làm nổi bật bất cứ thứ gì đi cùng nó. Màu trung tính gần như có thể kết hợp với tất cả các loại màu sắc. Vì lẽ đó cảm xúc màu sắc trung tính rất ôn hòa phù hợp với các thiết kế ít mang cảm giác cạnh tranh.

Đại diện cho nhóm màu trung tính có thể kể đến như:

  • Màu xám: Đại diện cho sự cân bằng, điềm tĩnh, công nghệ và tương lai. Thương hiệu lựa chọn màu xám đa phần sẽ có yếu tố công nghệ gắn liền. Có thể kể đến như: Apple; Mercedes; …

mau-sac-tuong-trung-cho-cam-xuc

  • Màu Trắng & Đen: Màu trắng cho sự đơn giản, trẻ trung còn màu đen mang cảm giác quyền lực, quý phái. Các gam màu này ít khi xuất hiện đơn lẻ mà thường sẽ phối trộn cùng nhau. Có thể nhận thấy qua các thiết kế của: Chanel; Puma; …

mau-sac-tuong-trung-cho-cam-xuc

Digiart Academy - Tận tình, tận tâm, hỗ trợ hết mình trong quá trình học vẽ!

ĐĂNG KÝ CÁC KHÓA HỌC VẼ, THIẾT KẾ Ở ĐÂY!