CẢM HỨNG

LÀM DESIGNER VÀ CÂU CHUYỆN LÀM DÂU TRĂM HỌ

  • 16/11/2022
  • 825

Làm designer là thiết kế thì có gì mà gian nan? Đấy là người ngoài ngành sẽ nói thế. Còn designer chúng mình lại phải trải qua bao nhiêu “kiếp ải” khác nhau. Để mình phân tích trong bài viết dưới đây nha!

1. Làm designer với những hoài bão lớn

Thỏa sức sáng tạo

Những nghề nghiệp khác nhau đều có tính chất công việc và đặc thù riêng biệt. Đòi hỏi những khả năng và kỹ năng phù hợp để đáp ứng chất lượng các việc đề ra. Ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng làm designer chính là làm nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì luôn cần sự sáng tạo. Và cái đẹp được tạo ra bởi những ý tưởng tuyệt vời phải không nè? Vậy có phải chỉ cần bắt mắt, mỹ miều và đầy tính sáng tạo là tiêu chí hàng đầu của một designer thành công?

Thu nhập phong phú và đầy hứa hẹn

Ai đi làm mà chẳng muốn “việc nhẹ - lương cao”? Khoan bàn đến “việc nhẹ” - một khái niệm hơi xa vời với thực tế. Thì “lương cao” vẫn là một từ ngữ nằm trong quyền lợi cực hấp dẫn của ngành thiết kế. “Công ty nào mà chả cần thiết kế” - tôi dõng dạc phát ngôn thế đấy. Bởi lẽ vẽ hay thiết kế vốn được xem là ngành nghề cực hot và ưa chuộng hiện nay. Designer có thể nhận được nguồn thù lao khác nhau. Vừa là nhân viên chính thức của một công ty lớn, lại còn có thể làm thêm ngoài giờ với vị trí Freelancer linh động. Ngần ấy thôi là thấy lương design “không phải dạng vừa đâu”. 

Sáng - trưa - chiều - tối, designer làm việc lúc nào chẳng được

Không đánh giá chất lượng công việc trên số giờ làm. Designer lại được trao quyền làm chủ thời gian trong điều kiện hoàn thành sản phẩm trước deadline. Ở một số công ty, các nhà thiết kế thậm chí có thể tự do làm việc tại nhà. Do đó, tính linh động trong thời gian làm việc là điểm sáng nổi bật mà nhiều đối tượng mong muốn theo đuổi công việc này. 

Sự nổi tiếng

Mạng xã hội không những là cầu nối gắn kết mối quan hệ. Các nhà thiết kế tài năng còn biết tận dụng nó để xây dựng thương hiệu cá nhân. Cũng như phát triển danh tiếng mạnh mẽ thông qua các tác phẩm độc đáo và cực “chất” mà mình đăng tải. Không ít các nhà thiết kế thành công và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các bạn trẻ ngày nay. 

lam-designer

2. Làm designer bị bó buộc bởi sự khuôn khổ

Có phải ta có công thức sau: chăm chỉ + sáng tạo + lương cao  = designer? Đừng vội khẳng định. Cùng xem khía cạnh còn lại để thấy vô vàn chông gai mà người làm designer phải “vùng vẫy” vượt qua nào!

“Sự được phép” sáng tạo 

Không thể phủ nhận rằng, sáng tạo là yếu tố cần có của một designer. Vậy có phải cứ sáng tạo tự do, sáng tạo thật độc đáo là đúng? Nhưng khoan đã… cẩn thận kẻo bước qua ranh giới bên kia. Đó chính là ranh giới của sự phù hợp. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế đã nói: “Giá trị của việc thiết kế nằm ở các phương pháp thay vì một sản phẩm. Đó là tính hợp lý, không phải là nghệ thuật”.

Bạn biết đấy, ở mỗi ngành nghề nào chúng ta cũng cần hiểu rõ vai trò của mình trong vị trí công việc đang gánh vác. Sản phẩm thiết kế đẹp là điều tất nhiên, nhưng không phải là tất cả. Phải tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng, giúp người dùng có thể sử dụng đúng cách và dễ hiểu,... chứ không phải thật cool ngầu chỉ để bản thân mình ngắm.

Thực tế, bạn sẽ phải đối diện với vô số câu hỏi khó nhằn như “Thiết kế này làm được gì? Bố cục này giúp ích gì thương hiệu? Màu sắc này có tăng độ nhận diện thương hiệu? Hình ảnh này sẽ giải quyết được gì?... Để trả lời các câu hỏi trên, designer cần thay đổi trong tư duy thiết kế để đưa các giải pháp kinh doanh phù hợp. Đó không là điều dễ dàng!

Chắc hẳn sẽ rất vất vả cho các designer thời gian đầu nhận việc. Khi các sản phẩm mình thiết kế sẽ bị chi phối rất nhiều bởi các nhận xét của cấp trên và tiêu chí riêng của từng doanh nghiệp. Do vậy, sáng tạo là tốt nhưng vẫn cần dung hòa với tính hiệu quả và tính thẩm mỹ. 

Vượt ra khỏi ranh giới thời gian cho phép để… làm thêm giờ

Ác mộng có lẽ chỉ diễn ra  trong các giấc ngủ. Nhưng đối với designer, nó lại còn xuất hiện ở các ngày cận lễ, các ngày gần chương trình khuyến mãi diễn ra,... Hàng trăm, hàng chục chiếc banner xinh xắn phục vụ cho kế hoạch marketing ra đời trong “mồ hôi, nước mắt” của designer. Và thế là mối quan hệ với anh shipper giao hàng cơm tối lại càng trở nên thân thiết hơn bao giờ hết. Nhất ở các công ty agency, thì việc tăng ca diễn ra thường xuyên. Vậy danh xưng “người làm chủ thời gian” của designer liệu có còn đúng?

Thay đổi...thay đổi…và thay đổi không ngừng

Cuộc sống ngày nay luôn tiềm tàng những yếu tố tạo ra sự thay đổi. Mỗi giai đoạn, mỗi khoảnh khắc, con người đều sẽ có những quyết định, nhu cầu và định hướng khác nhau. Do đó, sống trong môi trường dễ biến chuyển như vậy. Designer cũng phải dần thay đổi để đáp ứng các thị hiếu của người dùng và doanh nghiệp. Nếu không ta sẽ bị trượt dài bởi những tư duy thiết kế cũ kỹ và lỗi thời. Và tỷ lệ đào thải trong ngành thiết kế không phải là điều mà ta xem thường. 

3. Làm designer hay làm dâu trăm họ?

Chỉnh sửa như “cơm bữa”

Như mọi ngày, mình cuộn tròn trong lớp chăn ấm, đôi mắt mơ màng, liu thiu chuẩn bị khép kín sau một ngày mệt mỏi, thì bỗng nhiên trong đầu chợt văng vẳng xuất hiện câu nói: "Em ơi, chỉnh giúp chị cái này với”. Bạn biết không, đằng sau một hình ảnh thiết kế là sự “góp vốn” của hàng vạn ý kiến khác nhau. Có thể đến từ đồng nghiệp, người quản lý hoặc thậm chí là đối tác khách hàng của mình. Designer sẽ không tránh khỏi vấn đề phải sửa đi sửa lại nhiều lần trong một thiết kế. Những chiếc file đặt tên “final” sinh đẻ không kế hoạch. Vì chẳng phải tên “final” thì sẽ được final đâu. 

Do đó không chỉ giỏi thiết kế, bạn cũng cần phải biết chắt lọc thông tin thật hiệu quả. Nếu không, khéo lại rơi vào vòng lặp bất tận và trở thành “con dâu trăm họ” của mọi người đấy.

Tính đơn giản hóa từ góc nhìn của người ngoài cuộc

Chắc bạn cũng đã trải qua cảm giác bị đánh giá tính chất công việc sai lệch bởi những người ngoài ngành mà nhỉ? Thiết kế đồ họa cũng thế. Thời gian thực hiện sẽ tỉ lệ thuận với các các tiêu chí, đề mục của yêu cầu bản brief. Nhưng liệu người yêu cầu có thấy thế, hay chỉ nhìn nhận mức độ khó dễ của thiết kế bằng quan điểm cá nhân. Điều đó dẫn đến việc yêu cầu càng khắt khe đến mức quá đáng. Đó chính cũng chính là nguồn  gốc của câu nói: “Cái này dễ mà em, làm 5 phút là xong ấy mà”. 

Content là then chốt, design chỉ là …

Không phủ nhận mức độ quan trọng của vị trí content trong team marketing - những người “cầm cờ” dẫn đầu mọi hướng đi của kế hoạch truyền thông. Thế nhưng content không phải là tất cả. Dưới con mắt một số nhà tuyển dụng, họ lầm tưởng designer chỉ là phương tiện hỗ trợ marketing. Nhưng thực tế cho thấy,  ý tưởng hay ho và những câu từ thu hút lại bị đặt bừa bãi vào các hình ảnh sơ sài thì tổng thể lại trở nên vô nghĩa. Có thể nói thiết kế đóng vai trò là một phương pháp, là hướng đi, giải quyết được nhiều thứ hơn là chỉ làm ra những sản phẩm mãn nhãn. Đã và đang trở nên chuyên môn hóa, là đáp án cho nhiều bài toán kinh doanh khó nhằn.

4. Làm designer thật ra cũng nhiều cái hay phết 

Làm design như làm dâu trăm họ. Nhưng nếu được “gả” vào một môi trường đầy sự thăng tiến, phúc lợi tốt, được học hỏi và tích lũy nhiều kinh nghiệm hay ho thì vẫn là một cái kết có hậu mà nhỉ? Có thử thách thì mới trưởng thành. Có gian nan mới tìm thấy quả ngọt. Tuy đối mặt với nhiều trở ngại là thế. Nhưng làm design vẫn luôn là lựa chọn nghề nghiệp lý tưởng của mọi người:

  • Designer - làm trái ngành nếu có đam mê và quyết tâm.
  • Lương lộc luôn ở trên mức trung bình.
  • Học hỏi được rất nhiều thứ khi va chạm áp lực.

​​​lam-designer

Ngành nghề nào mà chả có phong ba, bão tố cần vượt qua. Đừng nản lòng với lựa chọn của mình. Biết cố gắng, thay đổi tốt hơn và theo đuổi đam mê đến cùng, mình tin bạn sẽ là một designer giỏi trong tương lai đấy!

 

Digiart Academy - Học thiết kế đồ họa online được kèm cặp 1-1

THAM GIA CÁC KHÓA HỌC DESIGN TẠI ĐÂY!