KIẾN THỨC

Không Gian Âm là gì? Công dụng của Không Gian Âm với thiết kế

  • 09/01/2023
  • 2395

Không gian âm thường được sử dụng nhiều trong ấn phẩm và sản phẩm nhận diện thương hiệu. Các khoảng trống này mang lại sự hài hòa, thoải mái từ góc độ thị giác. Đồng thời điều hướng người xem tập trung vào những chi tiết quan trọng của thiết kế.

1. Không gian âm là gì? Không gian trắng là gì?

  • Không gian trắng (white space): Đây là thuật ngữ được ra đời từ rất lâu. Thời điểm này thiết kế vẽ trên nền trắng nên khoảng trắng xung quanh gọi chung là không gian trắng.
  • Không gian âm (negative space): Ra đời sau khai niệm không gian trắng. Và được bắt nguồn từ phần nền của nhiếp ảnh nhưng lại phổ biến ở cộng đồng thiết kế. Ám chỉ những không gian trống trong thiết kế. Vùng biển, vùng trời, hay các mảng đơn sắc lớn không chứa nhiều chi tiết… Tất cả đều gọi chung là không gian âm.

khong-gian-am

Dù khác nhau về nguồn gốc nhưng hiện tại, hai khái niệm này có thể thay thế cho nhau. Người ta có thể sử dụng không gian âm để mô tả phần nền trong nhiếp ảnh. Ngược lại, không gian trắng cũng có thể sử dụng để chỉ các khoảng trống thiết kế. Bất kể khoảng trống đó mang màu sắc chủ đạo là gì.

2. Ảnh hưởng của không gian âm trong bố cục thiết kế

Mỗi thiết kế đều mang theo một thông điệp của riêng nó. Và khi các thông điệp được truyền tải quá nhiều, người xem rất dễ bị quá tải thông tin. Vì lý do đó, không gian âm được sử dụng để tạo ra các khoảng “thở”. Giúp người đọc không bị “ngộp” trước lượng thông tin dày đặc. Đồng thời có thể tập trung vào thông điệp chính của thiết kế.

Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để tạo các hiệu ứng thị giác. Ngày nay, tính ứng dụng của chúng trở nên rộng rãi trong các dự án thiết kế hình ảnh thương hiệu. Bởi chúng tối giản, dễ ghi nhớ và tạo ấn tượng sang trọng, lịch thiệp với đại chúng. Ngoài ra, có rất nhiều các trường phái nghệ thuật, chủ nghĩa sống gắn liền với khái niệm này. Nổi bật nhất có thể kể đến như Minimalism (lối sống tối giản) của Nhật Bản.

3. Tính ứng dụng

Sản phẩm nhận diện thương hiệu, nhất là Logo ít nhiều đều có sự hiện diện của chúng. Bên trong các sản phẩm thiết kế, nó được sử dụng theo hai khái niệm:

  • Không gian âm tiểu: Khoảng cách giữa các chi tiết nhỏ (giữa viền chữ, các dòng…). Giúp điều hòa các yếu tố thị giác, giúp thiết kế “thoáng” nhưng vẫn phải giữ được cá tính riêng.
  • Không gian âm đại: Khoảng cách giữa các chi tiết lớn, chủ đạo trong thiết kế, thường là biểu tượng của thương hiệu. Và đóng vai trò quyết định, điều hướng người xem tập trung vào ý nghĩa của Logo.

khong-gian-am

4. Tạm kết

Không một ai có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của không gian âm trong thiết kế. Thế nhưng việc làm chủ được các khoảng trắng này lại không hề dễ dàng. Bởi lẽ gần như không có một công thức/ quy chuẩn chung nào trong việc điều khiển và làm chủ khái niệm này. Các khoảng trắng trong thiết kế cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian để có thể thành thục.

Digiart Academy - Đào tạo online chất lượng về lĩnh vực vẽ, thiết kế đồ họa tại Việt Nam!

LÀM CHỦ KIẾN THỨC ĐỒ HỌA TẠI ĐÂY!