KIẾN THỨC

ĐƯỜNG TẦM MẮT VÀ ĐIỂM TỤ TRONG HỘI HỌA

  • 03/11/2022
  • 6635

Đường tầm mắt, điểm tụ là những khái niệm cơ bản mà bất kỳ họa sĩ nào cũng nằm lòng.

1. KHÁI NIỆM ĐƯỜNG CHÂN TRỜI - ĐƯỜNG TẦM MẮT - ĐIỂM TỤ:

  • Đường chân trời: Là đường ranh phân chia giữa bầu trời và mặt đất (mặt biển). Trên thực tế không có vị trí hay khoảng cách vật lý nào gọi là đường chân trời. Đây chỉ là một khái niệm trừu tượng giới hạn trong tầm nhìn của đôi mắt. Bởi lẽ trái đất hình cầu, còn hướng nhìn của con người lại theo đường thẳng. Thế nên vĩnh viễn chúng ta mãi chỉ thấy một đường kẻ kéo dài vô tận ngăn cách trời và đất.
  • Đường tầm mắt: Là đường nằm ngang với mắt nhìn và song song với mặt đất. Đôi khi người ta cũng gọi đường tầm mắt là đường chân trời bởi hai đường thẳng luôn trùng nhau.
  • Điểm tụ: Kéo dài các đường thẳng song song đến vô tận, một lúc nào đó sẽ thấy chúng gặp nhau. Hiệu ứng này được gọi là điểm tụ, hoạt động dựa trên thị giác của mắt người.

duong-tam-mat

2. CÁCH ĐƯỜNG TẦM MẮT VÀ ĐIỂM TỤ ĐIỀU KHIỂN PHỐI CẢNH

Theo quy luật gần xa, vật càng gần sẽ càng to, còn vật càng xa lại càng nhỏ. Nếu một vật thể bất kỳ bước ra xa đến vô tận thì vật đó chỉ còn là một chấm nhỏ nằm trên đường tầm mắt. Chính nhờ nguyên lý này mà đường chân trời và điểm tụ có thể tạo chiều sâu cho bức ảnh.

Ở thành phố, núi rừng tầm nhìn của chúng ta luôn bị giới hạn. Trừ khi vẽ từ một nơi thật cao, bằng không đường phố sẽ mang lại cảm giác rất chật chội. Trong khi đó biển, cánh đồng nơi có đường chân trời rõ nét tạo cảm giác mênh mông, vô tận. Đường chân trời và điểm tụ ảnh hưởng nhiều đến không gian và quyết định độ nông, sâu tác phẩm.

Vẽ một sự vật ở góc độ càng gần, càng ít dùng tới khả năng tạo độ sâu của đường tầm mắt và điểm tụ. Không gian cũng theo đó mà thu hẹp, bí bách hơn. Nhưng đổi lại độ sắc nét, chi tiết của chủ thể lại được tôn lên rất nhiều. Tùy vào mục đích hội họa mà mỗi người lại có cách điều khiển phối cảnh khác nhau.

3. ỨNG DỤNG TRONG TÁC PHẨM NỔI BẬT

Nhìn vào tranh vẽ của các danh họa nổi tiếng. Như Vincent Van Gogh, cùng là những tác phẩm để đời thể nhưng “Starry Night” lại rất mênh mông. Trong khi đó “Tự Họa” và “Hoa Hướng Dương” lại ngột ngạt và gói gọn trong một chiều không gian kín.

Bức họa Starry Night của Vincent Van Gogh

Bởi lẽ Starry Night ứng dụng khoảng cách giữa bầu trời và đại dương được khắc họa rõ nét qua đường chân trời. Nhìn vào bức tranh ta thấy rõ sự rộng lớn và vô tận của không gian trái ngược với cơ thể nhỏ bé của con người.

Trong khi đó “Hoa Hướng Dương” và “Tự Họa” được vẽ ở khoảng cách gần. Vì tập trung vào một chủ thể nhất định nên hai bức tranh này không hề tồn tại điểm tụ và đường chân trời. Dù không thể hiện được sự rộng lớn của không gian xung quanh nhưng đổi lại các chi tiết được khắc họa rõ ràng, chi tiết hơn.

Bức "Tự Họa" của Vincent Van Gogh

duong-tam-mat

Bức "Hoa Hướng Dương" của Vincent Van Gogh

Digiart Academy - Đồng hành và hỗ trợ hết  mình trên con đường chinh phục kỹ năng vẽ đồ họa 

THAM GIA CÁC KHÓA HỌC VỚI CHÚNG MÌNH TẠI ĐÂY!