1. Bước đầu tiên của cách vẽ tranh trên máy tính: Sketching - Phác thảo
1.1. Lên ý tưởng:
Đây là bước cơ bản đầu tiên cũng là quan trọng nhất.
Ý tưởng được khơi dậy dựa trên việc quan sát tinh tế mọi vật hiện hữu xung quanh. Cũng như qua việc học hỏi, cô đọng những điều hay ho từ các nguồn khác. Một bức tranh không nhất thiết phải hoàn toàn tự bạn sáng tạo ra từ đầu đến cuối. Các học sĩ chuyên nghiệp cũng cần tài liệu tham khảo. Có ba dạng tham khảo sau:
Dạng 1: Chép tranh/ ảnh từ mẫu có sẵn:
Đây là bước cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu. Bạn có biết, các bài tập để bạn chép tranh, ảnh cũng nằm trong chương trình dạy học ở các lớp đào tạo vẽ cơ bản.
Tuy nhiên, chép tranh để luyện tập khác với chép tranh để giải trí. Chép để luyện tập đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền cơ bản. Dùng kiến thức đó phân tích bức tranh. Dựng khung rồi vẽ lại.
Lưu ý là, nếu bạn có đăng tranh lên mạng xã hội nhớ đăng kèm hình gốc. Nếu không sẽ bị xem là vi phạm bản quyền đấy nhé.
Dạng 2: Vẽ lại tranh/ảnh theo nét vẽ, sở thích của mình:
Đây là mức độ cao hơn. Yêu cầu người vẽ cần có những kiến thức về hội họa nhất đình. Thường chỉ những ai đã theo dõi, hoặc tham gia lĩnh vực hội họa khá lâu mới có được phong cách vẽ cá nhân. Hay được gọi là style riêng - cách thể hiện bức tranh mang đậm dấu ấn của tác giả.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể vẽ theo style nào mà mình thích. Có điều, một người mà vẽ được nhiều hơn hai đến ba style thì đều không phải newbie (người mới). Nếu không thì cũng dễ loạn nét cực kỳ. Và không tạo được dấu ấn cá nhân và xây dựng thương hiệu tốt.
Nhưng dùng để luyện nét thì vẫn rất tốt nhé. Mình ủng hộ về việc này.
Dạng 3: Tham khảo về màu sắc, chi tiết:
Dạng này thì đa phần dành cho các bạn lành nghề và khá thành thạo trong việc lên ý tưởng. Họ sẽ biết trước hoặc đã có hình ảnh khá rõ nét trong đầu. Sau đó chỉ cần thêm thắt những chi tiết cần thiết để cụ thể hóa ý tưởng. Từ đó triển khai ý tưởng và tiến hành vẽ.
Ngoài ra, bạn có thể đến với các khóa học Sketching cơ bản của Digiart Academy để hiện thực hóa ý tưởng dễ dàng hơn. Chỉ cần trang bị kiến thức cơ bản về dựng hình, chất liệu, background rồi triển khai thôi.
1.2. Phác thảo ý tưởng:
Ở bước này chưa cần yếu tố đẹp hoặc chính xác đâu. Quan trọng hơn hết là bạn biết được vị trí, bố cục của của chủ thể và vật thể chính xác. Như vị trí mắt, mũi, miệng trên khuôn mặt, hiểu được bối cảnh,…
Ở đây mình khuyên không nên quá chú tâm đến chi tiết. Bởi vì lúc này ý tưởng trong đầu vẫn chưa thật sự rõ nét. Phác thảo là để mình dễ hình dung hơn. Lỡ có vẽ sai hay chưa hợp ý thì dễ chỉnh sửa.
2. Bước thứ hai của cách vẽ tranh trên máy tính: Line - Đi nét
Xong bước sketching thì ta nên tạo một layer mới. Đi nét lại các đường nét nguệch ngoạc cho dễ hình dung. Ở bước này bạn có thể tạo thêm một layer để sketch thêm các chi tiết. Sau đó đi lại chi tiết đó trên Layer bạn đi nét.
Bước này khá quan trọng đối với những bạn vẽ nét anime, hoạt hình hay truyện tranh. Tuy nhiên với một số artist chuyên về vẽ chân dung, vẽ semi, vẽ chuyên nghiệp thì thường bỏ qua bước này.
Bạn cũng có thể lướt qua bước này trong vài trường hợp. Nhưng cũng cẩn thận trong việc phác thảo một đằng, lên màu một nẻo á nha.
3. Base - Phủ lớp nền
3.1. Lớp nền bằng trắng, đen, xám:
Mình khuyến khích những bạn còn đang chập chững không nên bỏ bước này. Bởi vì sắc độ cực quan trọng trong bức vẽ. Nó giúp tạo độ khối, chiều sâu cho bức tranh. Chỉ cần bước này bạn vững rồi, lên màu thì khá đơn giản thôi. Bạn chỉ cần tra lên google từ khóa tìm kiếm “Lên màu cho tranh trắng đen” là sẽ được rất nhiều đề xuất.
Lớp nền thì bạn chỉ cần hai đến ba màu chính. Sáng nhất, trung gian và tối nhất. Tránh chọn màu trắng và đen. Còn tông màu hay mức độ sáng tối tùy vào tranh và ý đồ của bạn. Sau đó, bạn dùng hai hoặc ba màu đó vào background, chi tiết phụ, chi tiết chính. Phối màu làm sao để nhân vật chính trở nên thật nổi bật nhé!
3.2. Lên trực tiếp bằng màu:
Cách này thì nhanh gọn hơn. Nhưng mức độ khó thì khá cao. Bạn cần biết cách kiểm tra value (sắc độ) để chắc rằng tranh mình không bị sai kiến thức nền.
Lên trực tiếp bằng màu thì bạn chỉ cần chọn màu trung gian ở vùng đó rồi phủ lên một lớp nền (base) cho cả vùng. Ví dụ tóc có màu chủ đạo là xanh. Sẽ có vùng sáng tối trên tóc. Lúc ấy mình sẽ chọn màu xanh trung tính nhất trên vùng tóc rồi base lên nhé.
4. Value - Điều chỉnh sắc độ, sáng tối
4.1. Ở lớp nền bằng trắng, đen, xám:
Bước này thì vẫn chỉ dùng ba màu trắng - đen - xám để làm rõ chi tiết và tạo độ khối. Thường có ba cách mà các artist hay áp dụng đó là:
- 10% trắng đen: Nghĩa là tô màu trắngđen để hình dung được các khối trong tổng thể. Sau đó thì áp màu trực tiếp. Rồi dùng màu để vẽ.
- 30%-50% trắng đen: Tô màu trắng đen đến các chi tiết cơ bản. Để người nhìn có thể hình dung được các chi tiết. Sau đó thì dùng công cụ áp các màu sắc lên. Rồi lại dùng màu sắc vẽ các chi tiết tiếp.
- 60%-80% trắng đen: Khi vẽ được ở trình độ này cũng coi như là gần xong bức tranh rồi ấy. Chỉ có dùng công cụ để chọn màu rồi áp lên thôi. Sau đó thì đến bước chỉnh sửa các chi tiết cần thiết.
4.2. Khi lên trực tiếp bằng màu:
Để làm tốt giai đoạn này mà không cần lên base trắng đen, thì bạn phải nắm khá chắc cách phối màu với am hiểu sắc độ đấy. Ví dụ màu đỏ đi. Khi được ánh sáng màu xanh chiếu vào thì màu đỏ sẽ biến đổi. Thanh value sẽ thêm độ sáng. Trên thanh màu sắc thì màu đỏ sẽ tiến về màu xanh.
Ngoài ra, lưu ý là phải thường xuyên kiểm tra sắc độ để chỉnh sửa dễ dàng hơn.
5. Bước thứ năm của cách vẽ tranh trên máy tính: Color (Lên màu sắc):
Thật ra màu sắc thì có thể chọn từ những bước đầu lên ý tưởng. Tuy nhiên nếu bạn vẽ trắng đen đến cỡ 50% tới 80% quá trình bức tranh, cộng thêm thành thạo công cụ đổi màu cho tranh. Bạn có thể tùy ý thay đổi, chỉnh sửa màu sắc mà không sợ phá vỡ hay ảnh hưởng quá nhiều đến value.
Nhưng các công cụ vẫn có những hạn chế về độ tươi và số lượng màu sắc trong một chi tiết. Bạn chỉ nên sử dụng chúng như phương tiện để hỗ trợ thôi. Do đó, kiến thức về phối màu là điều rất cần thiết.
Còn nếu bạn áp màu từ đầu để vẽ thì đến lúc tranh gần xong, muốn đổi màu cũng hơi khó. Bạn có thể chọn vùng rồi dùng công cụ để đổi màu. Nhưng ở đến lúc nào đó bạn vẫn phải chỉnh lại màu ở khu vực vùng đó.
6. Bước cuối cùng của cách vẽ tranh trên máy tính: Chỉnh sửa
Đến đây thì chắc cũng đã hoàn thành 80% đến 95% của tranh vẽ.
Ở giai đoạn này bạn có thể đi lại các chi tiết cho sắc nét và lung linh hơn. Đồng thời, xem lại tổng thể bức tranh để đảm bảo sự hài hòa chưa? Có bị phạm lỗi ở chỗ nào không?...
Nếu mọi thứ đã chuẩn chỉnh. Bạn có thể thêm hiệu các ứng phụ trợ như ánh sáng, màu nền,… theo ý thích của mình nhưng vẫn đảm bảo tính nghệ thuật của tác phẩm nhé.
Lời kết:
Trên đây là quy trình cách vẽ máy gồm các bước cơ bản để mọi người tham khảo. Để dễ dàng thành thạo hơn trong bước thực hành. Mời bạn tham khảo qua các khóa học liên quan như Digital Painting, Sketching tại DIGIART ACADEMY nhé. Kèm cặp hỗ trợ 1-1, thời gian học linh động,… và nhiều đặc quyền dành riêng cho học viên đó.