KINH NGHIỆM

Các Thuật Ngữ Thiết Kế Mà Bất Cứ Designer Nào Cũng Cần Biết

  • 08/12/2022
  • 3154

Thuật ngữ thiết kế có thể làm khó các Designer đôi chút khi mới bước chân vào nghề. Bởi đa phần các thuật ngữ này đều được viết bằng tiếng anh và đòi hỏi ít nhiều sự va chạm mới có thể “thấm” được. Hơn hết, Designer sẽ bắt gặp các thuật ngữ này thường xuyên. Vì chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc của họ. Cùng tìm hiểu chúng là gì và những lưu ý đi kèm nhé!

1. Thuật ngữ thiết kế - Brief

Là bản tóm lược những yêu cầu cốt lõi của dự án thiết kế. Từ khách hàng mục tiêu, ý tưởng chủ đạo, thông tin về thương hiệu… Không có một quy chuẩn hay công thức chung nào trong Brief. Thế nên Brief có thể bao gồm vài dòng tin nhắn hoặc một Proposal 20 trang tùy vào người viết.

thuat-ngu-thiet-ke

Lưu ý: Khi nhận Brief từ phía khách hàng, Designer cần nắm trọng tâm và phản hồi nhanh những khuất mắc. Bởi hiểu sai Brief dẫn đến nhiều hậu quả nghiệm trọng, bao gồm cả làm lại toàn bộ dự án. Một số trường hợp, khách hàng không thể tự viết Brief mà phải cần đến sự hỗ trợ của Designer.

2. Thuật ngữ thiết kế - Reference

Reference là dự án/ sản phẩm tương tự (màu sắc, bố cục, thông điệp truyền tải, …) để đáp ứng mong muốn của khách hàng. Những reference có thể đến từ các thương hiệu đối thủ cùng ngành hoặc khác ngành, thậm chí là các tác phẩm thành công trước đó của nhãn hàng. Khi thuyết phục bằng các ý tưởng, Designer sẽ cần phải dùng đến Reference để khách hàng dễ hình dung. Đó có thể là TVC, bộ nhận diện, banner, motion video, … hay bất kỳ thứ gì gần giống dễ diễn đạt dự án.

Lưu ý: Nhìn chung, Reference tồn tại rất nhiều rủi ro. Bởi từ ý tưởng đến sản phẩm sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi. Không có gì đảm bảo được mô tả bản đầu chinh phục được những khách hàng khó tính.

3. Thuật ngữ thiết kế - Key Visual

Key Visual là hình ảnh chủ đạo xuất hiện xuyên suốt toàn bộ dự án. Nó có thể là phông chữ, ảnh chìm, màu sắc hoặc một dạng ký hiệu đồng nhất. Thông thường, Key Visual sẽ gắn liền với một thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Dựa trên nó, Designer phát triển thành các dạng thiết kế khác nhau phục vụ cho từng dự án.

Lưu ý: Đa phần, việc lựa chọn Key Visual sẽ được thực hiện bởi bộ phận Marketing thay vì Designer. Bởi họ hiểu rất rõ tâm lý khách hàng của thương hiệu và dạng Visual nào sẽ tác động mạnh mẽ lên nhóm đối tượng này nhất. Và nhiệm vụ của Designer là biến các ý tưởng trở nên thật đẹp mắt, thu hút người nhìn.

4. Thuật ngữ thiết kế - Moodboard

Hơi khó để định nghĩa Moodboard. Bởi chỉ khi thực thi các dự án lớn, bạn mới có cơ hội tiếp cận khái niệm này. Theo đó các chất liệu thiết kế (hình ảnh, cỡ chữ, dạng khối…) sẽ được trình bày trên một tấm bảng. Từ đây, các phòng ban định hình được Concept chủ đạo mà dự án muốn hướng tới.

Lưu ý: Moodboard được sử dụng nhiều nhất có lẽ là trong các đợt tái định vị/nhận diện thương hiệu. Bộ phận thiết kế sẽ phải làm việc rất nhiều và cho ra nhiều phiên bản khác nhau trước khi đi tới lựa chọn cuối cùng.

5. Mockup

Mockup có thể hiểu như hình ảnh minh họa cho dự án. Thông thường khi thực hiện các  dự án đề xuất, Desginer luôn cần chuẩn bị Mockup. Nhờ vào các sản phẩm minh họa này, thương hiệu sẽ nhận biết được sản phẩm hoàn thiện trông sẽ như thế nào. Nó sẽ trả lời được các câu hỏi như: Hình ảnh poster chương trình khuyến mãi treo trước cửa hàng sẽ trông ra sao? Logo thương hiệu xuất hiện trên sản phẩm thực sẽ thế nào?...

thuat-ngu-thiet-ke

Lưu ý: Mockup đóng vai trò rất quan trọng bởi nó quyết định sản phẩm có thể được tung ra thị trường hay không. Rất nhiều sản phẩm có giá trị rất cao nhưng lại thiếu tính thực tế để đưa vào sử dụng.

Tạm kết:

Hiểu và nắm rõ vai trò, cũng như các kiến thức chuyên ngành sẽ hỗ trợ công việc của mình trở nên dễ dàng hơn. Hy vọng những kiến thức và chia sẻ trên đã giúp phần nào các designer mới vào nghề có cái nhìn trực quan trong công việc. Cũng như đạt được hiệu quả cao trong các dự án thiết kế tương lai.

Digiart Academy - Sửa bài 1-1, học mọi lúc mọi nơi.

CÁC KHÓA HỌC THIẾT KẾ 2D, 3D TẠI ĐÂY!