KIẾN THỨC

TẢ CHẤT LIỆU BẰNG VẼ MÁY

  • 24/11/2022
  • 1593

Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao tranh của các họa sĩ nổi tiếng trông sống động đến thế? Bạn cũng phân vân không biết làm sao để tranh của mình trông thật hơn? Thì có lẽ, thành thạo tả chất liệu sẽ giúp bạn nhiều lắm đấy.

1. Tả chất liệu trong hội họa:

1.1. Tả chất liệu là gì?

Tả chất liệu là vẽ lại, mô phỏng lại một vật thể nào đó. Mà khi người xem nhìn vào, họ có thể nhận ra ngay đồ vật đó làm từ chất liệu gì.

ta-chat-lieu

1.2. Tầm quan trọng của tả chất liệu:

Mỗi vật chất đều có hình thù, đặc tính cấu tạo riêng biệt. Và nhờ sự riêng biệt giúp chúng ta phân biệt được mọi thứ với nhau. Tả chất liệu trong vẽ máy cũng vậy. Nếu chúng ta thể hiện tốt tính chất đặc trưng của thứ mình muốn vẽ, thì bố cục, chi tiết trong tranh sẽ trở nên rõ ràng hơn. Nội dung muốn truyền tải cũng sẽ trở nên dễ hiểu.

Ví dụ bạn muốn vẽ một con mèo làm từ gỗ. Thì bạn phải biết được đặc trưng ngoại hình của chú mèo. Sau đó nắm được đặc điểm nhận dạng của gỗ như vân gỗ, màu sắc. Và bạn kết hợp của 2 yếu tố đó lại. Khi đó người xem sẽ không phải thắc mắc, đó là khúc gỗ hay con gì màu nâu nữa.

2. Luyện tập tả chất liệu trong vẽ máy:

2.1. Vật mẫu để vẽ:

Tả chất liệu là vẽ lại thật nhất những chất liệu ở ngoài đời thực. Vậy nên để luyện tập, thì bạn cũng cần phải có tư liệu thực tế.

Nếu còn quá mới lạ trong việc vẽ chất liệu, thì bạn có thể bắt đầu bằng việc sao chép y hệt từ vật mẫu. Sau khi bạn chép quen tay, quen mắt rồi thì tự nhiên phản xạ của bạn sẽ nhạy bén hơn. Với kinh nghiệm đó bạn có thể kết hợp hai đến ba vật mẫu lại để luyện. Như ví dụ ở trên mình có nói, vẽ con mèo làm từ gỗ thì cần hình mẫu là mèo và gỗ.

Khi bạn đã vững vàng hơn trong dựng hình, quen với tính chất của sự vật thì bạn có thể tự phát thảo bản vẽ. Lúc này hình mẫu đóng vai trò như gợi ý, khơi gợi sự sáng tạo của bạn.

2.2. Tư duy phân tích:

Sau khi chọn được mẫu để vẽ, khoan vội chèn các layer lên rồi đồ nét vẽ lại. Cũng tránh trường hợp nhìn, chép theo một cách “không hợp lý”. Ở trên mình có bảo chép y nguyên, nhưng không có nghĩa là chép y nguyên mà không hiểu gì.

Bạn cần phải dừng khoảng chừng là hai giây. Thật ra, tốt hơn nên dừng từ mười lăm phút tới một tiếng. Lúc này hãy giao nhiệm vụ cho não bộ. Để phân tích và so sánh những điểm khác biệt của các vật thể. Ví dụ:

  • Vật thể khác nhau về chất:
  • Động vật khác thực vật: ở tốc độ, cách thức sinh tồn, màu sắc, ngoại hình,...
  • Sinh vật khác với đồ vật: Chó mèo khác với bàn ghế ở tuổi thọ, nhiệt độ, sự chuyển động, âm thanh,...
  • Vật thể khác nhau về giống loài:
  • Cũng là lá nhưng tại sao lá bàng khác với lá đu đủ: Gân lá, màu sắc, ngoại hình,...
  • Tại sao hươu cao cổ khác với báo đốm mặc dù chúng cũng có đốm. Hổ và mèo cùng họ mèo nhưng tại sao mình lại phân biệt được,...

Bạn phải luôn đặt những câu hỏi như thế. Khi bạn trả lời được thì bạn hãy bắt tay vào vẽ.

2.3. Lộ trình phát triển:

Nếu bạn phân vân không biết luyện đến bao giờ là ổn. Thì mình xin chia sẻ một lộ trình cơ bản như sau:

Chép y chang => Chép nhưng không cần y chang, mà vẫn thể hiện được tính chất => Vẽ lại vật mẫu với các góc độ, hình thái khác nhau => Kết hợp hai đến ba vật thể để vẽ => Dùng hình mẫu làm tư liệu.

Tả thành thạo càng nhiều chất liệu thì kỹ năng vẽ của bạn đã được nâng tầm rồi đó.

ta-chat-lieu

2.4. Brush:

Các công cụ để vẽ trong Ps, Ai, Procreate chính là ưu điểm vượt bậc của vẽ máy so với vẽ tay. Brush chính là một trong những công cụ tuyệt vời đó.

Brush bạn có thể hiểu nôm na nó như cây bút vật. Chỉ là, cái đầu bút có nhiều hình hài hơn là cái chấm tròn của bút thường. Và Brush sẽ hỗ trợ bạn rất lớn trong tả chất liệu.

Luyện tập với brush trong quá trình tả chất liệu cũng là một phần quan trọng. Bạn càng thành thạo công cụ này thì trình độ, kỹ năng khi vẽ cũng sẽ được nâng cao đáng kể.

Lưu ý là, công cụ cốt lõi vẫn chỉ dùng để hỗ trợ. Không nên quá lạm dụng cúng. Nếu không tranh bạn có thể bị cứng và không tự nhiên. Cũng như không thể hiện được cái hồn của tranh vẽ.

>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sử dụng Brush từ A đến Z <<<

3. Tạm kết:

Mục đích chính của tả chất liệu là giúp tranh sống động và có chiều sâu. Và không nhất thiết lúc nào cũng thật chi tiết và rõ nét. Cần phân biệt đâu là chi tiết chính và phụ. Thế nên sự hài hòa của cả bức tranh là quan trọng nhất. Nếu lạm dụng điều này để phô trương kỹ năng thì sẽ phản tác dụng. Nhìn vào chi tiết thì tỉ mỉ, đẹp đẽ. Nhưng nhìn tổng thể thì chi tiết chính sẽ bị lu mờ. Bạn có thể tham gia khóa học Digital Painting Basic tại Digiart Academy. Để nắm rõ cách tả chất liệu được sinh động và đúng kỹ thuật vẽ nhé.